Mã tài liệu: 131150
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm thúc đẩy kinh tế phát triển, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập cho người dân, đưa nông thôn nước ta tiến lên văn minh hiện đại. Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định là phải: "Đặc biệt chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn". Một trong những nội dung cốt lõi của việc phát triển kinh tế nông thôn là xác định và hoàn thiện cơ cấu kinh tế. Một vùng, một địa phương có cơ cấu kinh tế hợp lý sẽ tạo điều kiện cho vùng đó phát triển, ngược lại cơ cấu kinh tế không hợp lý sẽ là vật cản cho sự phát triển của vùng.
Trong những năm qua kinh tế nông thôn Việt Nam đã có nhiều đổi mới. Đời sống nhân dân được cải thiện, nông nghiệp đã có sự chuyển dịch sang công nghiệp và dịch vụ nông thôn. Trong nông nghiệp chuyển từ trồng trọt sang chăn nuôi, tiến bộ khoa học ứng dụng rộng rãi nhiều giống cây trồng, vật nuôi cho năng suất cao được đưa vào sản xuất. Tuy nhiên còn nhiều vấn đề về sản xuất và đời sống của nông dân đang nổi lên gay gắt như: tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, đời sống của người dân gặp nhiều khó khăn đặc biệt là vùng sâu, vùng xa... Vì vậy nông nghiệp, nông thôn phải tạo được những chuyển biến mạnh mẽ: vừa tiếp tục tăng trưởng về số lượng, về nhịp độ, về tỷ suất hàng hoá, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, đảm bảo sản xuất có hiệu quả.
Công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn mà nhiệm vụ trọng tâm là xây dựng một cơ cấu kinh tế hợp lý đang diễn ra trên khắp các vùng miền của đất nước và Hà Tây cũng không nằm ngoài quy luật đó. Hà Tây là một tỉnh nông nghiệp người dân vẫn sống chủ yếu ở nông thôn vì vậy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn đã và đang được chính quyền và nhân dân trong tỉnh thực hiện rất tích cực. Các phong trào chuyển dịch cây trồng, vật nuôi cho năng suất và giá trị kinh tế cao diễn ra rất sôi nổi ở khắp các huyện, thị trong tỉnh. Sự phát triển nông nghiệp đã làm xuất hiện các ngành công nghiệp (chế biến, hoá chất, cơ khí...) và dịch vụ nông thôn phục vụ cho sản xuất. Các làng nghề truyền thống đang được khôi phục và phát triển toàn tỉnh hiện có 1.146 làng nghề trong đó 160 làng đạt tiêu chuẩn. Hà Tây cũng có thế mạnh để phát triển du lịch sinh thái với lễ hội chùa Hương được coi là lễ hội dài nhất của Việt Nam hay nhiều khu du lịch nổi tiếng khác được du khách trong và ngoài nước biết đến. Đây chính là hướng để Hà Tây thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm khai thác các thế mạnh của tỉnh, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn.
Kết cấu đề tài:
Phần I: Những vấn đề lý luận và thực tiễn trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn
Phần II: Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở tỉnh Hà Tây
Phần III: Quan điểm, phương hướng và một số giải pháp đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn tỉnh Hà Tây
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 119
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 265
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 210
👁 Lượt xem: 827
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 390
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16