Mã tài liệu: 130492
Số trang: 76
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Phát triển nông thôn
Bệnh cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm. Trong lịch sử, virus cúm gia cầm đã từng gây ra đại dịch ở nhiều nước trên thế giới, đại dịch cúm 1918-1919, chỉ sau một thời gian ngắn đã làm tử vong gần 40 triệu người.
Từ cuối năm 2003 đến nay, tại nhiều nước và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam đã xuất hiện dịch cúm gia cầm H5N1. Theo cảnh báo của Tổ chức Y tế thế giới (WTO), Tổ chức Thú y thế giới (OIE), tổ chức Nông lương thế giới (FAO), thế giới đang đứng trước nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm và đại dịch cúm A (H5N1) ở người.
Dịch cúm gia cầm ở nước ta xuất hiện lần đầu tiên vào cuối tháng 12/2003, đến 27/02/2004 cơ bản đã khống chế được dịch. Sau gần 2 tháng không có ổ dịch mới, đến giữa tháng 4/2004 dịch lại bắt đầu tái phát rải rác đến tháng 11/2004. Đợt dịch tiếp theo lại tái phát từ tháng 12/2004 đến tháng 3/2005. Hơn nửa năm không phát bệnh thì đến tháng 10/2005 lại tiếp tục tái phát trở lại, cao điểm là tháng 12/2005. Hơn 2 năm xảy ra đại dịch, con số thiệt hại lên tới hàng nghìn tỷ đồng, tiêu hủy khoảng 50 triệu con gia cầm và có 93 người mắc bệnh, trong đó có 42 người tử vong.
Dịch cúm gia cầm xảy ra đã gây ảnh hưởng rất nặng nề đối với toàn bộ nền Kinh tế xã hội. Hầu hết các ngành trong nền Kinh tế quốc dân đầu chịu sự tác động của đợt dịch cúm. Trong đó ngành chăn nuôi nói chung cũng như ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Chăn nuôi gia cầm, giá trị gia tăng ước tính trong các trại chăn nuôi gà trong năm 2003 là 0,6% GDP, tương đương 232 triệu USD/năm. Đợt dịch cúm đầu năm 2004, khoảng 15 triệu con gia cầm bị tiêu hủy. Với giá bán lẻ bình quân khoảng 47000 đồng/con gia cầm, thì giá trị sản xuất bị thiệt hại khoảng 705 tỷ đồng. Theo Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn) trong gần 1 tháng đầu năm 2005 tổng số gia cầm bị chết và tiêu hủy trên cả nước lêm tới gần 1 triệu con, thiệt hại khoảng 47 tỷ đồng. Tính riêng 3 tháng cuối năm 2005, cả nước phải tiêu hủy khoảng 4 triệu con gia cầm, thiệt hại khoảng 188 tỷ đồng. Ngành chăn nuôi gia cầm bị thiệt hại nặng nề. Vì vậy, trong thời gian tới Nhà nước đã đề ra các mục tiêu mới cho ngành chăn nuôi gia cầm.
Theo Đề án Đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm của Bộ Nông nghiệp & PTNT, muốn đạt được mục tiêu này, ngành chăn nuôi gia cầm phải chuyển đổi mạnh sang sản xuất hàng hoá lớn theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp trên cơ sở quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung; ứng dụng các tiến bộ về giống, thức ăn... để nâng cao năng suất, chất lượng và hạ giá thành sản phẩm; chăn nuôi gắn với giết mổ, chế biến và thị trường.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của bệnh cúm gia cầm tới việc phát triển ngành chăn nuôi gia cầm
Chương II: Thực trạng ảnh hưởng dịch cúm gia cầm đến phát triển ngành chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam
Chương III: Phương hướng, giải pháp và hiệu quả phòng chống cúm gia cầm
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 446
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 553
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 576
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 455
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 372
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 17