Mã tài liệu: 116070
Số trang: 26
Định dạng: docx
Dung lượng file: 211 Kb
Chuyên mục: Kinh tế nông nghiệp
Thuế vừa là phạm trù kinh tế, vừa là phạm trù lịch sử. Lịch sử xã hội loài người đã chứng minh rằng thuế ra đời là một tất yếu khách quan, gắn với sự hình thành và phát triển của đất nước. Để duy trì sự tồn tại đồng thời với việc thực hiện các chức năng của mình, nhà nước cần có nguồn vật chất để thực hiện những chi tiêu có tính chất xã hội.
Bằng quyền lực chính trị, nhà nước thu một bộ phận của cải xã hội để có nguồn vật chất này chính là thuế. Thu thuế được thực hiện từ hình thức thu bằng hiện vật chuyển dần sang thu dưới hình thức giá trị. Điều đó cũng có nghĩa thuế xuất hiện ban đầu có hình thức biểu hiện rất đơn giản. Quan hệ phu phen, cống nạp là những loại thế thể hiện dưới hình thức hiện vật dần có sự phức tạp hơn - hình thức sưu, thuế được cắt đặt một cách thống nhất trong phạm vi lãnh thổ. Đến khi tiền tệ ra đời, hình thức thuế thu bằng tiền làm giảm nhẹ sự nghiệt ngã của các hình thức cống nộp.
Ở phương Tây, hình thức thuế xuất hiện sớm nhất là ở La Mã cổ đại dưới dạng “thuế ruộng đất”. Cùng với sự phát triển, những loại thuế và hình thức thuế phức tạp hơn dần hình thành. Những hình thức “thuế thập phân” đã xuất hiện ở Anh thế kỉ thứ X. Theo đó, “một phần mười giá trị sản phẩm phải được trích nộp cho tổ chức quyền lực công cộng bằng các quan hệ pháp luật”. Hoặc vào thời kì này tại Italy, 10% giá trị của tất cả hàng hóa, sản phẩm nông nghiệp phải nộp cho nhà nước. Ở Trung Quốc, hình thức thuế sớm nhất là “cống” thời nhà Hạ, Thuật ngữ “thuế” xuất hiện ở quốc gia này vào năm 594 trước công nguyên.
Đối với Việt Nam, “thuế má” cũng đã bắt đầu xuất hiện từ thời kì đầu của chế độ phong kiến, nhằm tập trung nguồn công quỹ cho nhà vua nhưng chủ yếu dưới dạng cống vật. Đến thế kì thứ XVI ngoài các loại thuế đã được thu ổn định, các triều đại còn đặt thêm những loại thuế mới. Đến thời kì Pháp thuộc, chính phủ thuộc địa Pháp đặt ra rất nhiều loại thuế, tiêu biểu là: thuế rượu, thuế muối, thuế đoan (thuế quan), thuế môn bài, thuế thổ trạch.
Sau khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời, song song với việc xóa bỏ hệ thống thuế phi nhân đạo (thuế thân, thuế muối…), Nhà nước dần hình thành hệ thống thuế mới.
Thuế là hiện tượng tất yếu, xuất hiện và tồn tại cùng với các hiện tượng kinh tế, xã hội khác. Sự xuất hiện, phát triển của thuế gắn với mỗi giai đoạn, lợi ích mà nhà nước sử dụng nó làm công cụ điều tiết nguồn thu của nền kinh tế xã hội ấy.
Thuế đóng 1 vai trò quan trọng trong nền kinh tế, chính trị xã hội của một quốc gia, vì thế việc có một hệ thống pháp luật thuế để điều chỉnh là vô cùng quan trọng. Bởi vậy pháp luật thuế cũng giữ một vai trò quan trọng không kém trong hệ thống pháp luật mỗi quốc gia. Có một hệ thống pháp luật thuế ổn định, hợp lý thì sẽ là động lực khiến nền kinh tế, chính trị, xã hội của quốc gia đó phát triển, góp phần quản lý, điều chỉnh hợp lý hệ thống thuế mỗi quốc gia.
Nội dung chính
I. Lý luận chung
II. Vai trò pháp luật thuế - Các giải pháp phát huy vai trò pháp luật thuế trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1165
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 176
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 29
👁 Lượt xem: 286
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 530
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 439
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 934
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 1440
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 651
⬇ Lượt tải: 17