Mã tài liệu: 232803
Số trang: 9
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 299 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
1/ Mở đầu
Nuôi thủy sản eo ngách ở hồ chứa Trị An được tiến hành bằng cách chắn lưới ngăn các vùng bán ngập ven hồ để thả cá. Diện tích trung bình của hình thức nuôi eo ngách thường từ vài ha đến hàng trăm ha, và đây có thể xem như một hình thức nuôi mở sử dụng chính môi trường hồ chứa làm mặt nước thả nuôi (Landau 1992). Phương thức nuôi ghép và quảng canh là những khái niệm cơ bản trong nuôi eo ngách, ở đó các loài cá như chép, trôi, mè hoa, mè trắng, rô phi, trắm cỏ được thả nuôi để tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên có trong thủy vực. Theo Lương (2000), nuôi cá eo ngách chắn lưới có nhiều ưu điểm như tận dụng nguồn thức ăn tự nhiên phong phú của vùng bán ngập ven hồ, chi phí đầu tư tương đối thấp, dễ thu hoạch khi nước rút và là phương thức nuôi thân thiện với môi trường.
Do nuôi cá eo ngách lệ thuộc nhiều vào môi trường hồ chứa, sự dao động rất lớn của mực nước hồ chứa trong năm nhằm phục vụ thủy điện đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động nuôi cá. Ở hồ chứa Trị An, sự dao động của mức nước trong năm có thể lên đến 12 m, tạo ra những vùng bán ngập rộng lớn trong hồ và trong các eo ngách, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sinh khối của chuỗi thức ăn tự nhiên trong thủy vực bao gồm phiêu sinh thực vật, phiêu sinh động vật, tảo bám, động vật đáy và mùn bã hữu cơ. Từ trước đến nay, chưa có các nghiên cứu đầy đủ về ảnh hưởng của sự dao động mức nước hồ chứa lên các chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng bán ngập của hồ. Nghiên cứu này được tiến hành tại eo ngách Trường Đảng ở hồ chứa Trị An trong vòng một năm từ tháng 6-2002 đến tháng 5-2003 để khảo sát và đánh giá ảnh hưởng dao động của mức nước hồ chứa lên chuỗi thức ăn tự nhiên trong vùng bán ngập của eo ngách. Kết quả nghiên cứu sẽ là một trong những cơ sở quan trọng phục vụ cho công tác quy hoạch và phát triển nuôi trồng thủy sản trong các eo ngách và vùng bán ngập của các hồ chứa.
2/ Mục lục
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3 KẾT QUẢ
3.1 Sự dao động mức nước trong nuôi cá eo ngách
3.2 Biến động sinh khối phiêu sinh thực vật và động vật
3.3 Biến động sinh khối phiêu sinh thực vật và tảo bám
3.4 Biến động sinh khối động vật đáy
3.5 Mùn bã hữu cơ
4 THẢO LUẬN
5 KẾT LUẬ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 588
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 499
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 904
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 373
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 886
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 742
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 918
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 1147
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 677
⬇ Lượt tải: 16