Mã tài liệu: 292541
Số trang: 77
Định dạng: zip
Dung lượng file: 717 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
MỞ ĐẦU
1. Xuất xứ dự án
Trong những năm gần đây nguồn năng lượng điện của nước ta đang bị thiếu hụt nghiêm trọng, không đáp ứng kịp cho nhu cầu phát triển của các ngành kinh tế. Theo chiến lược phát triển nguồn điện Việt Nam giai đoạn 2004-2010 sẽ ưu tiên phát triển thuỷ điện; khuyến khích đầu tư các công trình thuỷ điện nhỏ với nhiều hình thức để tận dụng nguồn năng lượng này.
Công trình thủy điện La Trọng với công suất 18MW, cung cấp cho lưới điện quốc gia hàng năm khoảng 66 triệu KWh, có tác dụng làm giảm bớt sự thiếu hụt công suất của hệ thống lưới điện quốc gia. Ngoài ra, với chế độ điều tiết ngày đêm công trình còn có tác dụng góp phần tham gia điều hoà dòng chảy trên sông Rào Nậy.
Việc xây dựng công trình thuỷ điện La Trọng nhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá sẵn có tại địa phương phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế tỉnh nhà nói riêng và đất nước nói chung sẽ góp phần phát triển cơ sở hạ tầng, kinh tế-xã hội cho huyện miền núi Minh Hóa của tỉnh Quảng Bình. Mặt khác có ý nghĩa kinh tế chính trị to lớn trong việc xoá đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, đoàn kết dân tộc theo chủ trương của Đảng và Nhà nước ta.
Thủy điện La Trong do Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh làm chủ dự án theo phương thức: Công ty tự bỏ vốn, khai thác và bán điện.
Thực hiện Luật Bảo vệ môi trường đã được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 và có hiệu lực chính thức từ ngày 01/7/2006, việc lập Báo cáo đánh giá tác động Môi trường (viết tắt là Báo cáo ĐTM) là một trong các bước cần thiết và quan trọng trình UBND Tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn xét duyệt luận chứng khả thi của một dự án đầu tư, phát triển.
Báo cáo Đánh giá tác động môi trường dự án xây dựng Thủy điện La Trọng được thực hiện nhằm các mục đích sau:
- Phân tích và đánh giá một cách khoa học những tác động tích cực và tiêu cực của dự án đến môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của khu vực.
- Đề xuất các biện pháp để hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi của dự án nhằm thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế xã hội của khu vực, đảm bảo yêu cầu phát triển bền vững.
2. Tài liệu làm căn cứ báo cáo
* Cơ sở pháp lý:
- Luật BVMT của nước CHXHCN Việt Nam có hiệu lực từ ngày 01/7/2006.
- Nghị định 80/2006/NĐ-CP ngày 09/8/2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BVMT.
- Thông tư số 08/2006/TT-BTNMT ngày 09/08/2006 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và cam kết bảo vệ môi trường.
- Hướng dẫn Đánh giá tác động môi trường các dự án thủy điện của Cục môi trường, Bộ tài nguyên và Môi trường năm 2001.
- Các tiêu chuẩn Việt Nam về Môi trường (môi trường nước, không khí, đất...)
- Quy chế bảo vệ môi trường tỉnh Quảng Bình tháng 6/1999.
* Báo cáo, thông tin, số liệu:
- Thuyết minh công trình thuỷ điện La Trọng, huyện Minh Hoá, tỉnh Quảng Bình.
- Kết quả khảo sát và thu thập tài liệu vùng dự án do Công ty Tư vấn xây dựng giao thông Trường Thịnh thực hiện tháng 12 năm 2006.
- Tài liệu điều tra hiện trạng địa hình, địa chất, khí tượng thủy văn, kinh tế - xã hội khu vực thực hiện dự án (xã Trọng Hoá).
3. Tổ chức thực hiện dự án
* Tổ chức thực hiện:
Việc xây dựng Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án Thuỷ điện La Trọng được thực hiện theo các giai đoạn sau:
- Xây dựng đề cương chi tiết báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Khảo sát thực địa, lấy mẫu nước và đo không khí tại hiện trường
- Phân tích mẫu nước tại phòng thí nghiệm
- Phân nhóm theo các nội dung thực hiện.
- Tổng hợp, xử lý số liệu và viết báo cáo.
- Chỉnh lý, bổ sung và hoàn thiện báo cáo trình thẩm định.
Chương 10
KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
10.1. Kết luận
Thực hiện báo cáo ĐTM của dự án Nhà máy thuỷ điện La Trọng, qua nghiên cứu dự án, điều tra khảo sát về hiện trạng môi trường, phân tích các tác động qua hợp tác với các chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan, chúng tôi có những kết luận như sau:
- Thuỷ điện là nguồn năng lượng tương đối sạch và thân thiện với môi trường. Nhà máy thuỷ điện La Trọng đặt tại bản La Trọng, xã Trọng Hoá sử dụng sức nước để tạo ra nguồn năng lượng sạch. Nhà máy hoạt động không chỉ góp phần phát triển sản xuất, khai thác năng lượng điện ở Quảng Bình nói riêng mà còn bổ sung thiếu hụt về điện năng của mạng lưới điện quốc gia. Nhà máy còn góp một phần không nhỏ trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội các xã miền núi của huyện Minh Hoá.
- Các máy móc thiết bị và quy trình công nghệ khai thác, sản xuất điện của dự án xây dựng thủy điện La Trọng là các máy móc, thiết bị và quy trình công nghệ hiện đại. Ưu điểm lớn của dây chuyền công nghệ là có hiệu suất khai thác cao đồng thời ít gây ô nhiễm môi trường.
- Việc ngăn đập chứa nước phục vụ cho nhà máy phát điện gây ngập đất hoa màu của người dân địa phương. Chủ dự án cam kết thực hiện đúng các quy định của nhà nước và phối hợp với địa phương trong việc đền bù hoa màu, hỗ trợ tái định cư.
Một số diễn biến tổng hợp về môi trường sẽ xảy ra tại khu vực này nếu thực hiện dự án là:
- Giai đoạn xây dựng dự án sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường qua các nguồn gây ô nhiễm: bụi, tiếng ồn, nước thải, chất thải rắn,... do các hoạt động vận chuyển, san lấp mặt bằng, nổ mìn, thi công công trình. Các nguồn ô nhiễm này có thể hạn chế bằng cách quản lý chặt chẽ quá trình thi công, do đó mức độ ô nhiễm được giảm thiểu và ở mức chấp nhận được.
- Khi dự án đi vào hoạt động thì nguồn gây tác động chủ yếu là tiếng ồn, điện từ trường, nước thải và các sự cố khác. Do chủ dự án thực hiện đồng bộ từ khâu quy hoạch, khảo sát, thiết kế, thi công đồng thời thực hiện các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường hợp lý nên sẽ giảm thiểu được ô nhiễm, hạn chế các sự cố có thể xảy ra.
Chủ dự án sẽ nghiêm chỉnh thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường và phát triển bền vững mà Nhà nước Việt Nam và tỉnh Quảng Bình đã ban hành. Trong quá trình hoạt động, nếu có phát sinh những nguồn ô nhiễm mới, Công ty cổ phần thuỷ điện Trường Thịnh sẽ báo cáo với các cơ quan quản lý chuyên môn để kịp thời khắc phục và chịu sự giám sát bởi các cơ quan quản lý môi trường theo chương trình giám sát đã đề xuất.
10.2. Kiến nghị
Sau khi phân tích và đánh giá tổng hợp về hiệu quả hoạt động của dự án xây dựng thủy điện La Trọng, các tác động đến môi trường do hoạt động của dự án gây ra và các biện pháp khả thi để kiểm soát ô nhiễm môi trường … chúng tôi kiến nghị UBND tỉnh Quảng Bình, Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét sớm thông qua báo cáo ĐTM dự án Nhà máy Thuỷ điện La Trọng để dự án có căn cứ đi vào hoạt động.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 590
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 39
👁 Lượt xem: 1329
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 61
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 785
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 539
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1217
⬇ Lượt tải: 19