Mã tài liệu: 232701
Số trang: 0
Định dạng: rar
Dung lượng file: 14,648 Kb
Chuyên mục: Nông Lâm nghiệp
Trong những năm qua, Đảng và Chính phủ ngày càng quan tâm hơn đến cấp
nước đô thị. Nhiều dự án cấp nước đã được đầu tư trong thời gian qua. Nhờ vậy, tình
hình cấp nước đã được cải thiện, đặc biệt là các thành phố lớn như thành phố Hà Nội,
thành phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, hầu hết ngành cấp nước đô thị vẫn còn trong tình
trạng yếu kém với nhiều khó khăn còn tồn tại như các nhà máy còn lạc hậu (cả nước
có > 200 nhà máy nước tập trung với công suất khoảng 3 triệu m3/ngđ, trừ một số nhà
máy mới xây dựng còn lại hầu hết đã cũ, xuống cấp, không đáp ứng được yêu cầu.
Ngoài ra còn rất nhiều khó khăn như hệ thống đường ống cũ nát, thiếu, phạm vi cấp
nước ở các đô thị còn hạn chế, v.v .
Bên cạnh đó, việc đáp ứng chất lượng và kiểm soát chất lượng nước ở các nhà
máy cũng gặp nhiều khó khăn. Công nghệ xử lý nước mặt truyền thống được áp dụng
phổ biến hiện nay là công nghệ Keo tụ - Lắng - Lọc tuy đã phát huy nhiều hiệu quả
nhưng vẫn còn một số hạn chế không khắc phục được như khó điều chỉnh công suất
xử lý (Khi cần tăng công suất phải tiến hành xây mới nhiều công trình ) hay gặp khó
khăn khi chất lượng nước đầu vào thay đổi. Đặc biệt là với các nguồn nước có hàm
lượng cặn, chất hữu cơ, độ mầu cao thì công nghệ truyền thống không thể đem lại
hiệu quả chất lượng như mong muốn. Những mặt hạn chế và nhu cầu hiện nay cho
thấy việc gia tăng số lượng nước được cung cấp cho đô thị phải đi kèm với việc cải
thiện chất lượng nước cấp. Trên cơ sở đó, qua một thời gian nghiên cứu thu thập tư
liệu dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Việt Anh và ThS Nguyễn Mạnh Hùng,
nhóm sinh viên của ngành Cấp thoát nước - Đại học Xây dựng đã tiến hành nghiên
cứu đề tài :
“áP DụNG PHƯƠNG PHáP TUYểN NổI áP LựC trong xử lý
nước cấp với nguồn NƯớc mặt”
Do đây là một phương pháp xử lý nước còn rất mới trên thế giới ( mới được áp
dụng cho xử lý nước cấp ở Mỹ năm 1993) và ở Việt Nam, hiện chưa có nơi nào
nghiên cứu áp dụng phương pháp này cho xử lý nước cấp nên việc nghiên cứu lý
thuyết và thực nghiệm gặp nhiều khó khăn. Trên cơ sở vừa học vừa thực nghiệm, áp
dụng lý thuyết vào thực tế, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Nguyễn Việt Anh và ThS
Nguyễn Mạnh Hùng nhóm nghiên cứu đã đạt được những kết quả bước đầu khả quan
ở quy mô trong phòng thí nghiệm và ngoài hiện trường. Phương pháp Tuyển nổi áp
lực cho thấy những ưu điểm nổi bật của trong xử lý nước cấp dùng nước mặt so với
những công nghệ truyền thống. Từ những kết quả đã đạt được, nhóm nghiên cứu thấy
rằng việc áp dụng công nghệ Tuyển nổi áp lực cho xử lý nước cấp là một vấn đề hoàn
toàn khả quan và rất có ý nghĩa cho việc cải thiện chất lượng nước cấp cho sinh hoạt.
Nó mở ra một hướng nghiên cứu và cách tiếp cận mới đối với vấn đề xử lý nước cấp,
mang lại lợi ích rất lớn cho cộng đồng nếu như nó được nghiên cứu và áp dụng thành
công
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 529
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 878
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 1337
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 0
👁 Lượt xem: 605
⬇ Lượt tải: 17