Mã tài liệu: 229799
Số trang: 4
Định dạng: doc
Dung lượng file: 59 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Bảo lãnh là biện pháp bảo đảm đối nhân trong hệ thống các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được quy định trong pháp luật dân sự Việt Nam. Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường hiện nay, biện pháp này đang ngày càng phát huy những ưu thế của mình trong việc xác lập các giao dịch dân sự và thương mại. Bộ luật Dân sự (BLDS) năm 2005 với những thay đối đáng kể đã tác động rất lớn đến việc xác lập và chấm dứt hợp đồng bảo lãnh, đặc biệt là hệ quả pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản. Việc nghiên cứu các quy định có liên quan đến vấn đề này trong BLDS năm 2005 và Luật Phá sản năm 2004 nhằm mục đích đưa ra các kiến giải phù hợp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng các quy định có liên quan trong thực tiễn.
[FONT=Times New Roman]Bản chất của bảo lãnh và quy định của Bộ luật Dân sự
[FONT=Times New Roman]Bảo lãnh là một trong các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được ưa chuộng trong lĩnh vực họat động thương mại do tính hiệu quả của biện pháp này. Bản chất của bảo lãnh là việc bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của một bên thứ ba thay vì bằng tài sản của bên có nghĩa vụ trong quan hệ nghĩa vụ chính như đối với các biện pháp bảo đảm đối vật. Như vậy, trong một quan hệ nghĩa vụ mà nghĩa vụ được bảo đảm bằng biện pháp bảo lãnh, bên có quyền có hai chủ thể để có thể thực hiện quyền yêu cầu của mình, đó là bên có nghĩa vụ (bên được bảo lãnh) và bên bảo lãnh.
[FONT=Times New Roman]Trong thực tế, nghĩa vụ được bảo lãnh luôn là nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ, hay nói cách khác, vị thế của người bảo lãnh dưới mắt chủ nợ luôn trong tư thế là một “con nợ” dự phòng. Điều này có nghĩa, chỉ khi nào bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì bên nhận bảo lãnh mới có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ thay. Quy tắc này không được thể hiện rõ nét trong cả BLDS năm 1995 (Điều 366, Khoản 1) và BLDS năm 2005. Theo Điều 361 của BLDS năm 2005 thì, “bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Các bên cũng có thể thoả thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ khi bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình”. BLDS năm 1995 cũng quy định tương tự. Điều này có nghĩa, trong trường hợp không có thỏa thuận gì đặc biệt, nếu nghĩa vụ đã đến hạn thực hiện mà người có nghĩa vụ không thực hiện dù đã có yêu cầu thì, bên nhận bảo lãnh ngay lập tức có quyền yêu cầu bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ thay dù cho bên được bảo lãnh vẫn có khả năng mà chưa kịp hay không muốn thực hiện nghĩa vụ của mình. Quy định này đã gián tiếp không thừa nhận tính chất “dự bị” về vai trò của bên bảo lãnh trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo lãnh. Điều đó làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giải quyết các hệ quả phát sinh trong trường hợp bên được bảo lãnh lâm vào tình trạng phá sản.
[FONT=Times New Roman]Hậu quả pháp lý của hợp đồng bảo lãnh khi các bên của hợp đồng bị tuyên bố phá sản
[FONT=Times New Roman]BLDS năm 2005 đã có một thay đổi quan trọng trong phần quy định về bảo lãnh có liên quan đến việc phá sản doanh nghiệp, đó là bãi bỏ Khoản 4, Điều 375 của BLDS năm 1995 rằng việc bảo lãnh chấm dứt trong trường hợp “người bảo lãnh chết, pháp nhân bảo lãnh chấm dứt”. Việc bãi bỏ này phù hợp với thực tế là một khi biện pháp bảo lãnh bằng tài sản được thiết lập (bảo lãnh không bằng tài sản chỉ tồn tại một trường hợp duy nhất là tín chấp. Tín chấp có phạm vi áp dụng rất hẹp theo quy định của pháp luật hiện hành) thì trong đại đa số các trường hợp bên nhận bảo lãnh sẽ nắm giữ về mặt thực tế hay pháp lý tài sản bảo lãnh và họ chỉ “buông tha” cho tài sản này khi nào nghĩa vụ được bảo lãnh đã được thực hiện xong hoặc chí ít, người nhận bảo lãnh cũng đánh giá được một khả năng thu hồi nợ chắc chắn nào đó
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 57
👁 Lượt xem: 438
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 511
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 596
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 924
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 382
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 466
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 459
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 445
⬇ Lượt tải: 16