Mã tài liệu: 248954
Số trang: 82
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 5,685 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=&]PHẦN MỞ ĐẦU
[FONT=&]LỜI MỞ ĐẦU
[FONT=&]1.Tính cấp thiết của đề tài:
Nước ta từ khi đổi mới đến nay nền kinh tế đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Đó là sự nỗ lực không ngừng của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta.
Kinh tế tăng trưởng, văn hóa - xã hội ngày càng vững mạnh, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao cả về vật chất lẫn tinh thần. Đáng kể nhất là sự kiện Việt Nam trở thành thành viên của WTO - tổ chức thương mại thế giới. Đây là kết quả của quá trình đàm phán nỗ lực, gay go, phức tạp.
Tham gia WTO là một cột mốc quan trọng đối với Việt Nam. Nó là sự biến đổi to lớn, sâu sắc về kinh tế, xã hội. Bên cạnh những lợi ích mang lại cho nền kinh tế và xã hội chúng ta sẽ đứng trước những thử thách đối với công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Chúng ta cũng thấy rõ, bên cạnh những mặt tích cực của việc hội nhập quốc tế là mặt trái của nó. Và
cái mặt trái, không ổn định này là tình hình tội phạm, nó xuất hiện trong mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội nhằm làm mất tính ổn định, gây khó khăn cho ta trên đường phát triển. Thủ đoạn của bọn tội phạm ngày càng tinh vi, xảo quyệt đòi hỏi chúng ta phải hết sức tỉnh táo và tìm mọi biện pháp để đối phó với tình hình tội phạm đang diễn ra hiện nay.
Nền hòa bình, an ninh quốc gia, tình hình tội phạm hiện nay là một vấn đề nóng bỏng và cần thiết giải quyết, phải được quan tâm như một chiến lược và động lực cho mọi sự phát triển của đất nước. Sự nghiệp cách mạng chỉ thành công khi và chỉ khi có sự tham gia năng động, tích cực và nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân, sự thanh liêm, chính trực, chí công vô tư của các cơ quan nhà nước. Song song đó, việc ban hành các văn bản pháp luật đồng bộ sẽ tạo ra một hành lang pháp lý vững mạnh để phát huy sức mạnh của toàn xã hội vào sự nghiệp chung, trong đó có lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm.
Ngày nay, tình hình tội phạm ở Việt Nam là một vấn đề vô cùng nhức nhối, có xu hướng ngày càng gia tăng cả về số lượng và mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng tới sự phát triển chung của đất nước. Việt Nam sẽ xuất hiện nhiều loại tội phạm mang tính quốc tế nên trước tiên phải hoàn thiện văn bản pháp luật nhằm phục vụ có hiệu quả công việc đấu tranh phòng chống tội
phạm. Ngày nay, quy mô tội phạm nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng ngày càng gia tăng đáng kể. Trong đó, chúng ta không thể không nhắc đến tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nói riêng, tội phạm có tính chất quốc tế đã và đang phát triển ngày càng lớn mạnh, nó tạo thành cả một hệ thống phát triển từ quốc gia này đến quốc gia khác. Nó gây ra cho Nhà Nước nhiều tổn thất, đe dọa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân loại, nó làm phá vỡ tính khuôn khổ của pháp luật.
Chính vì yếu tố quan trọng này cho nên Đảng, Nhà nước cần không ngừng nâng cao trình độ cảnh giác và luôn luôn ý thức những vấn đề hết sức cần thiết mà luôn có phương hướng quan tâm đúng mức. Bộ luật hình sự năm 1999 đã quy định một cách chặt chẽ về tội phạm có tính quốc tế này đủ để thấy được tính cấp thiết của vấn đề.
Vì tính cấp thiết trên nên người viết chọn đề tài “Tội phạm có tính chất quốc tế” để thấy rõ tính chất nguy hiểm thật sự của nó, sự tàn phá của nó để đi đến vần đề là phải tìm ra biện pháp phòng và chống lại các loại tội phạm này cũng như tìm ra biện pháp khắc phục hậu quả mà nó gây ra.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Là một đề tài nghiên cứu khoa học ở một gốc độ tương đối nhỏ, do đó mục tiêu nghiên cứu của đề tài này cũng nhằm vào những yếu tố nói trên.
Qua quá trình theo sát nghiên cứu, học tập tạo điều kiện cho việc hoàn thiện và thực thi pháp luật trong cuộc sống. Luận văn này người viết mang công sức và tâm quyết của mình muốn đem lại tác dụng trong quá trình xây dựng, nghiên cứu cũng như là điều kiện quan trọng để Sinh Viên nói lên suy nghĩ, ý kiến mình.
Mặt khác, qua đề tài để hiểu rỏ được tính cần thiết khi chúng ta đi nghiên cứu sâu về các tội phạm này, nhằm đem lại sự hiểu biết cần thiết cho người đọc.Qua đó, góp phần vào việc hoàn thiện cũng như nâng cao kiến thức, trình độ pháp luật cho mọi tầng lớp nhân dân, từ đó thấy được những khó khăn để rút ra những phương pháp đúng đắn, thiết yếu trong đấu tranh phòng chống tội phạm này. Đồng thời cho ta thấy được tình hình gia tăng của loại tội phạm có tính chất quốc tế để có biện pháp ngăn chặn và đẩy lùi. Và qua đó, thấy được việc đấu tranh phòng chống tội phạm không chỉ là trách nhiệm của riêng ai mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa toàn Đảng, toàn dân nhằm tạo sức mạnh tổng hợp để đẩy lùi loại tội phạm này, góp phần làm ổn định trật tự xã hội.
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài luận văn là vấn đề có nội dung khá phong phú và tương đối phức tạp, đồi hỏi phải được nghiên cứu sâu và đi vào từng lĩnh vực tội phạm riêng lẻ.
Dưới góc độ của một luận văn, việc tập trung xem xét phân tích những vấn đề mang tính chất cơ bản về nội dung của những qui định của pháp luật.
Trên cơ sở tìm ra những phương hướng chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả trong việc thực thi qui định của pháp luật về vấn đề này, nhằm đảm bảo sự ổn định về mặt chính trị cũng như kinh tế, văn hóa, xã hội của một quốc gia, tạo điều kiện cho sự phát triển bình thường của một quốc gia trên trường quốc tế.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Nhằm hoàn thiện bài viết của mình một cách tốt nhất, người viết vận dụng một vài phương pháp nghiên cứu để làm công cụ phục vụ cho việc nghiên cứu của mình
Ở đây chúng ta vận dụng các biện pháp để đi nghiên cứu và mổ xẻ nó, cụ thể bằng các phương pháp nghiên cứu phân tích luật viết, chứng minh, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, liệt kê với những kiến thức đã học kết hợp với sách báo, tài liệu có liên quan nhằm phân tích những điều kiện cụ thể, đi sâu nghiên cứu tình hình các tội phạm của nó trong luật hình sự Việt Nam và trên thế giới.
Một là, phương pháp phân tích luật viết dùng để tìm hiểu các qui định của pháp luật hình sự Việt Nam.
Hai là, phương pháp chứng minh, so sánh, đối chiếu vận dụng các qui định của pháp luật về tội phạm có tính chất quốc tế đồng thời kế thừa các phương pháp nghiên cứu duy vật biện chứng.
Ba là, phương pháp tổng hợp, thống kê và sử dụng các trang web để tìm kiếm tài liệu đồng thời vận dụng các tài liệu của các nhà luật học, bài báo và ý kiến chủ quan của người viết.
Qua đó rút ra những nguyên nhân, biện pháp phòng chống và triệt tiêu loại tội phạm này một cách có hiệu quả nhất. Do khả năng còn hạn chế, nên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự đóng góp ý kiến quý báo của quý thầy cô và các bạn.
5. Cơ cấu đề tài.
Đề tài được chia làm ba chương cụ thể trong phần nội dung như sau:
Chương I: Các vấn đề lí luận chung về tội phạm có tính chất quốc tế.
Chương II: Một số tội phạm có tính chất quốc tế trong luật hình sự Việt Nam.
Chương III: Thực trạng của tội phạm có tính chất quốc tế.
Mặc dù người thực hiện đề tài đã có rất nhiều cố gắng trong việc tìm và nghiên cứu tài liệu, cũng như tìm hiểu thực tiễn nhưng do phạm vi đề tài có phần rộng và kiến thức có hạn nên vẫn còn gặp nhiều khó khăn, sai sót.
Xin ghi nhận những ý kiến đóng góp của thầy cô và các bạn để đề tài được hoàn chỉnh hơn.
Chân thành cảm ơn Thầy - Ts. Phạm Văn Beo - đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài luận văn này
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU . 1
LỜI MỞ ĐẦU . 1
1.Tính cấp thiết của đề tài: . . 1
2. Mục tiêu nghiên cứu: 2
3. Phạm vi nghiên cứu: . 3
4. Phương pháp nghiên cứu: . . 3
5. Cơ cấu đề tài . 4
CHƯƠNG I: CÁC VẤN ĐỀ LÍ LUẬN VỀ TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ . 5
1.1. Khái niệm về tội phạm có tính chất quốc tế: . . 5
1.2. Nguyên nhân, điều kiện, đặc điểm, bản chất, tình hình tội phạm có tính chất quốc tế. 8
1.2.1 Nguyên nhân và điều kiện: . . 8
1.2.2. Đặc điểm: 12
1.2.3 Bản chất: . 13
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu các tội phạm có tính chất quốc tế: 13
CHƯƠNG II: CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ TRONG LUẬT HÌNH SỰ
VIỆT NAM . .15
2.1 Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép chất ma túy. (Điều 194 - BLHS 1999): 17
2.1.1. Định nghĩa: . .17
2.1.2. Dấu hiệu pháp lí . 20
2.1.2.1 Mặt khách thể của tội phạm .20
2.1.2.2 Mặt khách quan của tội phạm 20
2.1.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm: . .31
2.1.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm: 31
2.1.3. Hình phạt của tội phạm: 32
2.2. Tội mua bán phụ nữ: (Điều 119-BLHS 1999) 35
2.2.1. Định nghĩa: . .35
2.2.2. Dấu hiệu pháp lý: .35
2.2.2.1. Mặt khách thể của tội phạm: . 35
2.2.2.2. Mặt khách quan của tội phạm: 35
2.2.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm: . .36
2.2.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm: 36
2.2.3. Hình phạt của tội phạm: 36
2.3. Tội khủng bố: (Điều 84 - BLHS 1999) .38
2.3.1 Định nghĩa: .38
2.3.2. Dấu hiệu pháp lý: .39
2.3.2.1. Mặt khách thể của tội phạm: . 39
2.3.2.2. Mặt khách quan của tội phạm: 39
2.3.2.3. Mặt chủ quan của tội phạm: . .40
2.3.2.4. Mặt chủ thể của tội phạm: 40
2.3.3. Hình phạt của tội phạm: 40
CHƯƠNG III: THỰC TRẠNG CÁC TỘI PHẠM CÓ TÍNH CHẤT QUỐC TẾ 43
3.1 Thực trạng tội phạm có tính chất quốc tế trên thế giới và ở Việt Nam. . .43
3.1.1 Thực trạng tội phạm có tính chất quốc tế trên thế giới: 43
3.1.2 Thực trạng tội phạm có tính chất quốc tế ở Việt Nam: . .50
3.2 Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong xử lí các tội
ma túy; mua bán phụ nữ- trẻ em; khủng bố .56
3.3 Những giải pháp cho việc phòng, chống có hiệu quả tội phạm ma túy, mua bán phụ nữ-
trẻ em, khủng bố: .68
KẾT LUẬN .7
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1273
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 569
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 838
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 408
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 961
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem