Mã tài liệu: 301763
Số trang: 69
Định dạng: rar
Dung lượng file: 532 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]A.PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có là hành vi nguy hiểm xã hội. Hành vi này không chỉ trực tiếp xâm phạm an toàn trật tự công cộng mà còn cản trở hoạt động đúng đắn của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền trong việc điều tra, xử lý người phạm tội, gián tiếp khuyến khích người khác phạm tội, phạm tội nhiều lần. Trong khi nghiên cứu các nội dung cơ bản của loại tội phạm này, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ít được nghiên cứu đầy đủ và cụ thể, chưa thật chú ý tới bản chất của nó. Vì thế, việc xác định nguyên nhân và điều kiện của tội phạm còn hạn chế chưa bám sát với thực tiễn xảy ra. Điều đó, ảnh hưởng không nhỏ tới việc làm gia tăng tình hình tội phạm này, cũng như đề ra các biện pháp phòng ngừa đối với tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Mặt khác, các sách báo, tài liệu còn chưa thật quan tâm tới tội phạm này hoặc có quan tâm nghiên cứu nhưng rất ít. Trong khi đó, hành vi tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có lại đang diễn ra hằng ngày, vừa bí mật, vừa công khai có thể rất đơn giản hoặc vô cùng tinh vi, phức tạp dưới mọi hình thức nhằm hợp pháp hoá tài sản có được do thực hiện các hành vi phạm pháp để đưa ra thị trường tiêu thụ. Hơn nữa, tính chất nguy hiểm của tội phạm này thể hiện ở việc nó có liên quan mật thiết tới tội phạm “rửa tiền” (loại tội phạm mà hiện nay người ta đã phải lên tiếng “báo động đỏ” về những con số tiền bị tẩy rửa khổng lồ trên thế giới). Vì vậy, việc nghiên cứu tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trở nên cấp thiết để đáp ứng với sự phát triển ngày càng gia tăng của loại tội phạm này cũng như phù hợp hơn với pháp luật quốc tế.
Với tính chất nguy hiểm của nó như vậy, song các cơ quan tố tụng lại gặp những vướng mắc trong cách hiểu và vận dụng điều luật khi xét xử do còn thiếu văn bản hướng dẫn thi hành điều luật. Đây là một kẽ hở, để bọn tội phạm này lợi dụng thực hiện tội phạm trốn tránh sự truy tố của pháp luật.
Vì vậy, để đáp ứng với yêu cầu mới của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, cũng như cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng, việc nghiên cứu loại tội phạm này là điều cần thiết và hết sức cấp bách hiện nay. Và đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài “Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích của đề tài
Việc nghiên cứu đề tài này giúp chúng ta hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật hình sự về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, giúp cho việc nghiên cứu điều luật này được sâu hơn, từ đó rút ra được nguyên nhân và điều kiện của tội phạm về tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra dự báo diễn biến của tình hình tội phạm này trong tương lai từ đó có kế hoạch phòng ngừa có hiệu quả cao nhất.
Cũng qua việc nghiên cứu tội phạm này, đề tài nhằm tìm ra những khó khăn, vướng mắc làm cản trở công tác giải quyết vụ án của các cơ quan tiến hành tố tụng đồng thời đề tài đã đưa ra những quan điểm trong việc hoàn thiện công tác đấu tranh với tội phạm tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có về mặt pháp lý. Điều này tạo cơ sở quan trọng nhằm hạn chế tình hình tội phạm tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có tiến tới loại trừ hoàn toàn tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội.
3.Ý nghĩa của đề tài
Ý nghĩa khoa học: Giúp chúng ta hiểu được những căn cứ, những quy luật phát triển của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, là căn cứ để xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và luật hình sự nói riêng.
Ý nghĩa thực tiễn: Nâng cao vai trò của Đảng và nhà nước trong việc tuyên truyền giáo dục ý thức pháp luật cho người dân, từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm trong quá trình xử lý, đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có, là một nội dung cần thiết để nâng cao vai trò quản lý của nhà nước, bảo vệ cuộc sống bình yên cho xã hội, để pháp luật đi sâu vào đời sống của nhân dân. Nâng cao công tác xét xử của tòa án, để từ đó có phương hướng hoàn thiện điều luật quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là những quy luật đặc thù của sự phát triển, những thuộc tính chung, những biểu hiện quan trọng nhất của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài: đề tài được nghiên cứu trên cơ sở pháp luật hình sự Việt Nam và các văn bản khác có liên quan. Đồng thời, đề tài được nghiên cứu dựa trên số liệu về sự diễn biến của tình hình tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có ở địa bàn huyện từ năm 2005 đến năm 2008 nhằm, góp phần vào việc tăng cường hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có nói riêng trên địa bàn huyện.
5. Phương pháp nghiên cứu của đề tài
Đề tài sử dụng những phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp luận Mác Lê Nin: là phương pháp nghiên cứu nghiên cứu các hiện tượng xã hội trong sự phát triển lịch sử cụ thể, trong mối liên hệ mật thiết với những yếu tố quy định chúng và gắn liền với đời sống thực tế.
Đề tài đã sử dụng phương pháp luận Mác Lê Nin để nghiên cứu những vấn đề cơ bản nhất của tội phạm này dưới góc độ tội phạm học, đồng thời sử dụng những phương pháp đặc thù trong tội phạm học nhằm làm rõ nguyên nhân, điều kiện của tình hình tội phạm, nhân thân người phạm tội, số lượng tội phạm ẩn, tội phạm thống kê, thực trạng tình hình tội phạm (phương pháp thống kê, phương pháp phân tích, tổng hợp). Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng phương pháp so sánh pháp luật để so sánh các văn bản pháp luật khác nhau có quy định về tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có để so sánh, từ đó rút ra những điểm mới tiến bộ cũng như những hạn chế của các văn bản pháp luật hiện hành.
6. Bố cục của đề tài
Đề tài ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung được chia làm 3 chương, dài 72 trang:
Chương 1: Cơ sở lý luận của tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có theo pháp luật hình sự Việt Nam
Chương 2: Thực tiễn tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có trên địa bàn huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An
Chương 3: Nguyên nhân và một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng chống tội tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có
TÀI LIỆU THAM KHẢO
. Bản án số 128/ 2007/HS- ST ngày 24 tháng 12 năm 2007, Bản án số 100/2008/ HS-ST ngày 26 tháng 6 năm 2008 và một số bản cáo trạng khác
. Báo cáo công tác nghành tòa án năm 2005, 2006, 2007, 2008 và phương hướng nhiệm vụ công tác năm 2006, 2007, 2008, 2009.
. Báo cáo tóm tắt tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế- xã hội năm 2008, một số nhiệm vụ và giải pháp năm 2009 của UBND huyện Diễn Châu tỉnh Nghệ An, trang 1-4
. Báo Công an nhân dân số 1177 ngày 1 tháng 9 năm 2001 tại thành phố Hồ Chí Minh, trang 23, 24
. Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999, NXB công an nhân dân, Hà Nội,năm 2004, tập 2, phần các tội phạm cụ thể, trang 554-555
. Bộ luật dân sự năm 2005, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2006, trang 83
. Bộ luật hình sự năm 1985, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 1990, trang 65
. Bộ luật hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2000, trang11, trang 15,trang 17, trang 19.
. Bộ Hoàng Việt Hình Luật- chữ quốc ngữ, NXB pháp lý, Hà Nội năm 1991, trang 108
. Bộ luật hình sự Nhật Bản, Bộ Tư Pháp, người dịch: Nguyễn Văn Hoàn, người hiệu chính: TS. Uông Chu Lưu, Hà Nội, trang 69
. Bộ Quốc triều hình luật – Viện Sử học, NXB pháp lý, Hà Nội, năm 1991, trang 216
. Bộ luật tố tụng hình sự nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 20004, trang 12
. Các Mác và Ph.Ăngghen, toàn tập, xuất bản lần hai, tập 1, NXB Sự thật, Hà Nội, 1978, trang 665
. Công ước của Liên hợp quốc về phòng chống tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia, ngày 3 tháng 12 năm 2002, trang 2.
. Đinh Quang Tâm – “Cần sửa đổi điều 250 bộ luật hình sự” -Tạp chí Tòa án nhân dân số 16 tháng 8 năm 2007, trang 10
. Đinh Văn Quế, “Bình luận khoa học bộ luật hình sự năm 1999”, nxb thành phố Hồ Chí Minh, 2003, tập 2 phần các tội phạm cụ thể, trang 445-447
. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB Công an nhân dân, Hà Nội năm 2006, tập 1, trang 11-19, trang 79, trang 128, trang 144.
. Giáo trình luật hình sự Việt Nam, NXB công an nhân dân,Hà Nội năm 2006, trang 256, tập 2
. Giáo trình tội phạm học, NXB công an nhân dân, Hà Nội, năm 2006, trang 7, 207,275,297
. Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 đã được sửa đổi bổ sung năm 2001, NXB chính trị quốc gia, Hà Nội năm 2000, trang 17
. Lê Văn Luật- “Bàn về điều 250 bộ luật hình sự”- Tạp chí Tòa án nhân dân số 11 tháng 6 năm 2004, trang 23-24
. Nguyễn Hữu Thanh- “Về hành vi “rửa tiền” theo quy định của pháp luật Việt Nam”- Tạp chí luật học số 7 năm 2003, trang 36- 40
. Nguyễn Ngọc Hòa – “Phòng ngừa tội phạm trong tội phạm học”- Tạp chí luật học số 6 tháng 6 năm 2007, trang 27-31
. Nghị định số 150/2005/NĐ- CP về xử lý vi phạm hành chính đối với người tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có.
. Nghị quyết số 02/2003/NQ- HĐTPTANDTC ngày 17 tháng 4 năm 2003 hướng dẫn đối với trường hợp thu lợi bất chính đối với tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc.
. Nguyễn Thị Xuân, Huế, tập bài giảng luật hình sự trang 21-22 trang 64, trang 33, Huế năm 2005
. Nguyễn Văn Vương –“Một số vướng mắc khi áp dụng điều 104 và 250 bộ luật hình sự”. Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 năm 2003, trang 19-20
. Nguyễn Xuân Yêm, “Tội phạm có tổ chức, mafia và toàn cầu hóa tội phạm”, NXB Công an nhân dân, năm 2003, trang 544
. Pháp lệnh 1, pháp lệnh 2, trừng trị các tội phạm tài sản và tờ trình hai dự thảo pháp lệnh của tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, và bộ công an. Hệ thống hóa pháp luật về hình sự (1945- 1974), tập 1, trang 207, 227, và 456
. Phan Cảnh, từ điển tiếng Việt, NXB Mũi Cà Mau, năm 1997, trang 20
. Phạm Văn Báu – “Tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” - Tạp chí luật học số 5 tháng 5 năm 2004, trang 3-7
. Sắc lệnh số 27-SL ngày 28 tháng 12 năm 1946 Hệ thống hóa pháp luật về hình sự (1945-1975), tập 1, trang 29
. Trần Quang Tiệp –“Một số vấn đề về tội chứa chấp hoặc tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có” - Tạp chí Tòa án nhân dân số 7 tháng 9 năm 2007, trang 4-7
. Từ điển luật học, Viện khoa học pháp lý- Bộ tư pháp, NXB tư pháp, năm 2006, trang 764
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 409
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 123
👁 Lượt xem: 1398
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 551
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 961
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 792
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 971
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 940
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 431
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 1246
⬇ Lượt tải: 20
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 839
⬇ Lượt tải: 17