Tìm tài liệu

Tim hieu nhung diem khac biet trong quy che phap ly hanh chinh giua nguoi nuoc ngoai cu tru o Viet Nam va cong dan Viet Nam va li giai su khac biet do

Info

LỜI MỞ ĐẦU

Để tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính, các chủ thể phải có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính) theo quy định của pháp luật. Và đây cũng là hình thức thể hiện địa vị pháp lý hành chính của các chủ thể trong quản lý hành chính nhà nước. Căn cứ vào đặc điểm và những tính chất đặc thù của từng chủ thể, Nhà nước đảm bảo cho các chủ thể đó tham gia tích cực vào quản lý nhà nước bằng cách quy định ngay trong luật quy chế pháp lý hành chính cho các chủ thể đó. Và vì thế, quy chế pháp lý cho các chủ thể khác nhau là khác nhau thể hiện rất rõ khi các chủ thể tham gia vào quản lý hành chính nhà nước. Chúng ta sẽ hiểu rõ hơn qua việc “tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó” qua bài viết sau.

GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

[*]Cơ sở pháp lý cho sự phân biệt.

[*]Khái niệm công dân Việt Nam và người nước ngoài

Theo nghĩa chung nhất thì công dân là khái niệm chỉ một thể nhân thuộc về nhà nước nhất định. Để xác định một người có phải là công dân của một nhà nước hay không, phải xác định họ có quốc tịch hay không. Vậy quốc tich là gì? Quốc tịch là một khái niệm chính trị pháp lý có tính bao trùm, toàn diện, ổn định, thể hiện mối quan hệ pháp lý của một cá nhân với một nhà nước nhất định. Mối quan hệ đó được biểu hiện trong tổng thể các quyền và nghĩa vụ của cá nhân đối với nhà nước và ngược lại

Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Như vậy công dân Việt Nam là người có quốc tich Việt Nam

Còn người nước ngoài là người có quốc tịch của một quốc gia khác đang lao động, sinh sống, học tập, công tác trên lãnh thổ nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

[*]Một số vấn đề về quy chế pháp lí hành chính

Quy chế pháp lý hành chính là tổng thể các quy định của pháp luật đối với cá nhân hoặc tổ chức trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ pháp lý là phần rất quan trọng trong quy chế pháp lý hành chính.

Quy chế pháp lý hành chính của công dân là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước. Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lý hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý của người nước ngoài được Nhà nước ta quy định chủ yếu trong các văn bản sau đây: Hiến pháp 1992 (điều 81, 82); Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam ngày 28/4/2000; Pháp lệnh ưu đãi miễn trừ ngoại giao năm 1993 dành cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam

[*]Đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

2.1. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam

[*]Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội Điều đó được quy định tại điều 50 Hiến pháp 1992: “Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các quyền con người về chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội được tôn trọng, thể hiện ở các quyền công dân được quy định trong Hiến pháp và Luật”.

[*]Quy chế pháp lý hành chính của công dân được xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ có những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.

[*]Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt thành phần dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp. theo quy định tại điều 52 Hiến pháp 1992: “Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật”

[*]Quyền và nghĩa vụ là hai mặt công thể tách rời. công dân được hưởng quyền, đồng thời phải thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân. Ví dụ, tại điều 57 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”, nhưng đồng thời công dân phải đóng thuế theo quy định của pháp luật.

[*]Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.

[*]Nhà nước chỉ truy cứu TNPL đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong phạm vi pháp luật cho phép.

[*]Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lý hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lý nhà nước.

2.2. Đặc điểm quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam.

Quy chế pháp lý hành chính dành cho người nước ngoài có những đặc điểm sau:

- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: pháp luật Việt Nam và pháp luật của nước mà họ mang quốc tịch.

- Tất cả những người cư trú, làm ăn sinh sống tại Việt Nam đều bình đẳng về năng lự pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, tôn giáo nghề nghiệp;

- Pháp luật nước ta giới hạn một số quyền mà người nước ngoài không được hưởng, đồng thời họ cũng được miễn một số nghĩa vụ pháp lý xuất phát từ tính chất của những quyền và nghĩa vụ này co liên quan đến vấn đề quốc tịch và chủ quyền quốc gia. Điều đó có nghĩa là quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài hẹp hơn so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam. Ví dụ như người nước ngoài được nhà nước ta bảo hộ về tính mạng, sức khỏe nhưng họ không có quyền bầu cử và ứng cử và họ không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự

[*]Sự khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính của công dân và quy chế pháp lí hành chính người nước ngoài

Từ các đặc điểm của quy chế pháp lý hành chính của hai nhóm đối tượng trên, ta đã thấy có sự khác biệt lớn trong quy chế pháp lý hành chính dành cho hai nhóm đối tượng đó. Để thấy được rõ hơn, chúng em xin phân tích sự khác nhau đó trên các lĩnh vực:

3.1. Lĩnh vực hành chính- chính trị

Trong lĩnh vực hành chính- chính trị, quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam có nhiều điểm khác biệt với người nước ngoài sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam. Ngoài các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tự do tín ngưỡng, quyền được bảo đảm về bí mật thư tín, quyền được bảo vệ tính mạng, nhân phẩm, danh dự, tài sản thì so với công dân Việt Nam, các quyền dành cho người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ Việt Nam có phần hạn chế hơn rất nhiều.

+ Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội

Quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau. Đối với công dân Việt Nam, quyền này được nhà nước thừa nhận rộng rãi và được quy định trong Hiến pháp. Điều 53 hiến pháp 1992: “Công dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội, tham gia thao luận các vấn đề chung của cả nước và địa phương, kiến nghị cơ quan nhà nước, biểu quyết khi nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân”. Ngược lại, đối với người nước ngoài sinh sống tại Việt Nam, quyền này bị hạn chế, và hầu như không có.

Nếu như công dân Việt Nam không phân biệt dân tộc, giới tính, tôn giáo, thành phần xã hội, từ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và từ 21 tuổi trở lên có quyền ứng của vào Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp thì nhóm người nước ngoài không có quyền này. Nhà nước ta không thừa nhận việc người nước ngoài tham gia vào bộ máy quản lý nhà nước, tuy nhiên trên thực tế họ vẫn có thể được tuyển dụng vào làm việc trong các cơ quan nhà nước đối với những công việc không liên quan đến bí mật quốc gia và an ninh quốc phòng

+ Quyền tự do đi lại và cư trú

Thực tế cho thấy, quyền tự do đi lại & cư trú của người nước ngoài bị hạn chế hơn rất nhiều so với công dân Việt Nam. Đây là một quyền chính trị quan trọng mà nhà nước ta đã quy định rõ đối với công dân trong Hiến pháp. Là công dân Việt Nam, ngoài quyền được tự do đi lại, cư trú trong nước còn có quyền ra nước ngoài học tập, nghiên cứu khoa học, du lịch Điều 68 Hiến pháp 1992 quy định: “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó, pháp luật Việt Nam quy định về quyền này của người nước ngoài rất chặt chẽ và cụ thể. Người nước ngoài muốn cư trú ở Việt Nam phải làm các thủ tục nhập cảnh; phải đăng kí mục đích, thời hạn và địa chỉ cư trú tại Việt Nam. Đây là sự hạn chế về quyền của người nước ngoài ở Việt Nam. Tuy nhiên, nhà nước luôn tạo điều kiện thuận lợi cho người nước ngoài xuất nhập cảnh. Pháp luật quy định người nước ngoài không được cư trú, đi lại ở những khu vực, địa điểm cấm người nước ngoài cư trú, đi lại. Đó là các khu vực vành đai biên giới, các khu vực công nghiệp quốc phòng, khu quân sự, các khu vực có yêu cầu bảo vệ anh ninh đặc biệt Muốn vào những khu vực này, người nước ngoài phải có giấy phép của Thủ tướng chính phủ, Bộ trưởng Bộ công an, Bộ trưởng Bộ quốc phòng (đối với khu vực địa điểm quốc phòng)

+ Các quyền khác

Đối với một số người nước ngoài, nhà nước Việt Nam còn dành một số quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao, miễn trừ lãnh sự khi xét xử trong khi công dân Việt Nam không cần thiết và không có những quy định này. Vấn đề trục xuất người nước ngoài cũng là một sự khác biệt, công dân Việt Nam không thể bị trục xuất khi có hành vi phạm tội nghiêm trọng mà bị xét xử theo pháp luật Việt Nam.

+ Nghĩa vụ đối với Nhà nước Việt Nam

Công dân Việt Nam và người nước ngoài tại Việt Nam đều phải có nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp, pháp luật, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội. Nhưng so với người nước ngoài, công dân Việt Nam còn có các nghĩa vụ và trách nhiệm khác, đặc biệt trong lĩnh vực bảo vệ tổ quốc. Ngoài ra công dân Việt Nam phải có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (giữ gìn bí mật nhà nước), mọi hành vi phản bội đều bị trừng trị thích đáng. Nếu công dân Việt Nam có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự không tham gia quân đội, thường trực quân dự bị thì người nước ngoài không phải thuộc diện phục vụ trong lực lượng vũ trang nước ta và phải tuyệt đối trung thành với Tổ quốc ta. Như vậy, so với công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú tại Việt Nam được hạn chế một số nghĩa vụ liên quan đến quân sự và bí mật quốc gia.

3.2. Lĩnh vực kinh tế - xã hội

3.2.1. Quyền lao động

+ Công dân Việt Nam: Điều 55 Hiến pháp năm 1992 quy định lao động vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của công dân. Nhà nước và xã hội tạo điều kiện mở rộng ngành nghề, tạo thêm việc làm, sắp xếp công việc tùy theo điều kiện cho phép, căn cứ vào năng lực, nguyện vọng của cá

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó
  • Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người ...

Upload: 88nguyenanh

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 401
Lượt tải: 16

Sự khác biệt về quyền và nghĩa vụ của Người ...

Upload: dangkikhoa1

📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 551
Lượt tải: 16

Đào tạo luật ở nga và việt nam những điểm ...

Upload: cubee09

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 495
Lượt tải: 17

Sự khác biệt giữa đối tượng điều chỉnh của ...

Upload: Hoangdangkhang6868

📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 3000
Lượt tải: 28

Những quy định của pháp luật việt nam hiện ...

Upload: anhbodeTSbode

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 408
Lượt tải: 19

Hoàn thiện pháp luật về địa vị pháp lí của ...

Upload: longdendo92

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 472
Lượt tải: 16

Phân biệt thẩm quyền chung và thẩm quyền của ...

Upload: xingau

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 741
Lượt tải: 25

Điểm khác biệt giữa khu chế xuất và khu công ...

Upload: thanhphi

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1379
Lượt tải: 24

Sự khác biệt giữa tư pháp quốc tế với dân sự ...

Upload: chinhcong1928

📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 541
Lượt tải: 21

Những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu ...

Upload: hanh19894

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 926
Lượt tải: 17

Phân tích khái niệm năng lực chủ thể của ...

Upload: buysellvietnam

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2401
Lượt tải: 25

Phân tích sự khác biệt cơ bản về hình thức ...

Upload: stock2305

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 454
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế ...

Upload: phandinh_0603

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 1521
Lượt tải: 39

CHUYÊN MỤC

Luật
Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó LỜI MỞ ĐẦU Để tham gia vào các quan hệ pháp luật hành chính, các chủ thể phải có năng lực chủ thể (năng lực pháp luật hành chính và năng lực hành vi hành chính) theo quy định của pháp luật. Và đây cũng là hình thức thể hiện địa vị pháp lý hành doc Đăng bởi
5 stars - 256481 reviews
Thông tin tài liệu 7 trang Đăng bởi: phandinh_0603 - 26/01/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 26/01/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Tìm hiểu những điểm khác biệt trong quy chế pháp lý hành chính giữa người nước ngoài cư trú ở Việt Nam và công dân Việt Nam và lí giải sự khác biệt đó