Mã tài liệu: 298643
Số trang: 12
Định dạng: rar
Dung lượng file: 89 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman] Lời nói đầu:
Trong bài tiểu luận này, tôi đi giải quyết những yêu cầu mà đề tài đã đặt ra: “Tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn? Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn”. Nội dung bài tiểu luận được thể hiện theo trình tự sau:
1.Tìm lời đáp cho câu hỏi tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn.
2. Đánh giá pháp luật hợp đồng Việt Nam với thực tiễn.
(i) Pháp luật hợp đồng Việt Nam chưa thống nhất
(ii) Hợp đồng tặng cho còn nhiều điểm chưa phù hợp với thực tiễn
(iii) Nguyên tắc thiện chí, trung thực chưa được bảo đảm
(iv) Hợp đồng mua bán hàng hóa có điểm không phù hợp
(v) Lời kết
3. Nguồn tài liệu tham khảo.
1.Tìm lời đáp cho câu hỏi tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn.
Dẫn nhập: Hàng ngày chúng ta thực hiện rất nhiều loại hợp đồng như mua tô phở ăn sáng, đổ xăng, gửi xe, ký hợp đồng mua bán với đối tác, thuê nhà v.v. Hợp đồng là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự (điều 388 Bộ luật dân sự 2005). Hợp đồng là một trong những hành vi thường xuyên gặp nhất trong việc phát sinh những quan hệ nghĩa vụ. Nó đơn giản đến nỗi một bà nội trợ đi mua rau cũng không cần học về luật hợp đồng mới thực hiện giao dịch được. Nhưng nó cũng phức tạp đến nỗi những hãng luật nỗi tiếng cũng không soạn thảo một hợp đồng hoàn chỉnh hay giải quyết tranh chấp xảy ra giữa các đối tác. Vậy pháp luật hợp đồng có cần phải phù hợp với thực tiễn hay không?
Như chúng ta đã biết một trong những chức năng của pháp luật hợp đồng giúp cho các quan hệ trong xã hội được hài hòa, bảo đảm quyền lợi của mỗi người, giúp công bằng xã hội. Và nó đã được ghi nhận trong pháp luật của các nước cũng như pháp luật hợp đồng Việt Nam: vai trò của pháp luật hợp đồng là điều chỉnh các mối quan hệ xã hội và đáp ứng các nhu cầu vật chất và tinh thần của nhân dân (điều 1 Bộ luật dân sự 2005). Pháp luật hợp đồng cần phải phản ánh đúng đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ( vì pháp luật là một hiện tượng vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội). Nếu pháp luật không phù hợp với thực tiễn thì không những nó “bị chết” trong đời sống thực tế mà nó còn gây ra những hệ lụy cho xã hội như: người dân không đồng ý thực hiện, giúp cho những “kẻ kém phần tử tế” lợi dụng những khe hở của pháp luật mà làm lợi bất chính từ người khác v.v. Từ đó tạo nên sự bất công bằng trong xã hội, và hậu quả cuối cùng là gây ra sự bất ổn về mọi mặt (kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội). Ngược lại, nếu nó phù hợp với thực tiễn thì pháp luật là “tâm gương soi sáng cho thực tiễn”, sẽ được mọi người tự nguyện tôn trọng và thực hiện, tạo ra những mối quan hệ mới, đảm bảo công bằng xã hội, đời sống được ổn định, và là tiền đề của sự phát triển. Đó cũng chính là lời đáp cho câu hỏi: tại sao pháp luật hợp đồng phải phù hợp với thực tiễn?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 353
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 406
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 325
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 280
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 627
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 250
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 1104
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 338
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 597
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 345
⬇ Lượt tải: 16