Mã tài liệu: 220117
Số trang: 55
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 619 Kb
Chuyên mục: Luật
LỜI NÓI ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài:
Tham nhũng là một hiện tượng có tính lịch sử, đang làm đau đầu không chỉ các
nước có tỉ lệ tham nhũng cao mà còn là vấn đề của tất cả các nước trên thế giới. Theo
thống kê của Tổ chức Minh bạch quốc tế năm 2008 (Transparency International), Việt
Nam xếp hạng 121 trong số 180 nước được điều tra về vấn đề tham nhũng1
. Một con số
đáng để cho những nhà lãnh đạo đất nước quan tâm và suy ngẫm. Ngoài việc gây thiệt
hại về vật chất, tham nhũng còn gây ra sự bất bình trong nhân dân, tạo nên sự bất công
trong xã hội, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với chính phủ. Từ đó, tham nhũng ảnh
huởng rất lớn về mọi mặt: chính trị, kinh tế, xã hội và cả sự phát triển của đất nước đó
Một đất nước với tình trạng tham nhũng lâu ngày không giải quyết sẽ dẫn đến
sự mất lòng tin của dân chúng vào bộ máy lãnh đạo, đây là một điều hết sức nguy hiểm
cho sự tồn vong của mỗi quốc gia.
Trong thời đại toàn cầu hóa hiện nay, các thế lực thù địch không ngừng lợi
dụng mọi cơ hội để chống phá đất nước thì việc chống tham nhũng lại càng quan trọng.
Bởi vì một đất nước muốn đứng vững trên sân chơi quốc tế, đứng vững trước sự chống
phá từ bên ngoài thì bắt buộc đất nước ấy phải có một nội lực mạnh mẽ, và nội lực ấy
phải bắt nguồn từ một bộ máy chính trị trong sạch từ trung ương đến địa phương. Đã
đến lúc, chúng ta phải nỗ lực hết sức, cố gắng hết mình để phòng và chống tham nhũng
nhằm làm hệ thống chính trị thêm vững mạnh.
Việc nghiên cứu đề tài này là cần thiết không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà
còn có ý nghĩa thực tế, góp phần vào việc đấu tranh phòng chống tham nhũng.
Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung chính của đề tài là nghiên cứu về vấn đề tham nhũng và chống
tham nhũng. Cụ thể hơn, đề tài sẽ tập trung nghiên cứu về tên gọi của Luật, hiệu
lực hồi tố, thẩm quyền cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng và về hình phạt
đối với các tội danh về tham nhũng trong Luật phòng, chống tham nhũng của Việt
Nam (29/11/2005), đồng thời có sự so sánh, đối chiếu với Luật phòng, chống
tham nhũng của Singapore về các vấn đề trên để từ đó rút ra những nhận xét, đánh
giá và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn cơ chế phòng, chống tham nhũng ở nước ta
hiện nay. Cụ thể hơn, đề tài sẽ tập trung chủ yếu vào việc so sánh những điểm
giống nhau và khác nhau giữa Luật phòng, chống tham nhũng của Việt Nam và
Singapore trên những khía cạnh sau:
Tên gọi của luật.
Đối tượng điều chỉnh của luật.
Hiệu lực hồi tố.
Thẩm quyền của cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng.
Hình phạt đối với các tội phạm về tham nhũng.
Phương pháp nghiên cứu:
Cơ sở phương pháp luận của việc nghiên cứu là phép biện chứng duy vật của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng Cộng
Sản và Nhà nước Việt Nam về pháp luật, các văn bản pháp luật của Việt Nam và
Singapore, một số tác phẩm, bài viết, bài báo, những bài tham luận của các tác giả về
tội phạm, đấu tranh phòng, chống tham nhũng
Công trình sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, so sánh,
tổng hợp, diễn giải nhằm làm sáng tỏ nội dung cần nghiên cứu.
Tóm tắt nội dung đề tài:
Đề tài bao gồm hai phần chính. Đầu tiên, nhóm tác giả sẽ trình bày những vấn
đề lý luận khái quát về tham nhũng. Đây sẽ là tiền đề để nhóm tác giả tiến hành việc
phân tích và so sánh những điểm giống nhau và khác nhau trong pháp luật về phòng
chống tham nhũng của Singapore và Việt Nam, để từ đó có những kiến nghị, và giải
pháp. Bố cục đề tài:
Đề tài được kết cấu bởi các nội dung cơ bản sau:
o Mục lục.
o Lời mở đầu.
o Nội dung chính bao gồm hai chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng.
Chương 2: So sánh luật phòng chống tham nhũng 2005 của Việt
Nam và Luật phòng chống tham nhũng của Singapore.
o Kiến nghị.
o Kết luận.
o Danh mục tài liệu tham khảo.
o Phụ lục:
MỤC LỤC
Lời nói đầu.
Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về tham nhũng.
1.1 Khái niệm và nguyên nhân tham nhũng.
1.1.1 Khái niệm tham nhũng.
1.1.2 Nguyên nhân tham nhũng.
1.2 Ảnh hưởng của tham nhũng.
1.2.1 Ảnh hưởng đối với kinh tế.
1.2.2 Ảnh hưởng đối với chính trị.
1.2.3 Ảnh hưởng đối với xã hội.
Chương 2: So sánh luật phòng chống tham nhũng 2003 của Việt Nam và luật phòng
chống tham nhũng của Singapore (Prevention of Corruption Act.)
2.1 Tên gọi của luật.
2.2 Đối tượng điều chỉnh của luật.
2.3 Hiệu lực hồi tố.
2.3.1 Hiệu lực hồi tố về thời gian.
2.3.2 Hiệu lực hồi tố về không gian.
2.4 Thẩm quyền cơ quan điều tra chống tham nhũng.
2.5 Hình phạt đối với tội phạm về tham nhũng.
2.5.1 Hình phạt tiền.
2.5.2 Hình phạt tù.
2.5.3 Hình phạt tử hình.
KIẾN NGHỊ.
KẾT LUẬN.
Danh mục tài liệu tham khảo
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 843
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 606
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 900
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 510
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 487
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 450
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 17