Mã tài liệu: 229478
Số trang: 9
Định dạng: doc
Dung lượng file: 90 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Số vụ việc khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến các nội dung về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước tiến hành thu hồi đất và các tài sản gắn liền với đất luôn chiếm một tỷ lệ cao trong những năm gần đây. Trong khi đó, những quy định của pháp luật về khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có nhiều chỗ bất cập, không thống nhất. Cụ thể là pháp luật chuyên ngành (Luật Đất đai và các văn bản hướng dẫn) không thống nhất với Luật Khiếu nại, tố cáo về thủ tục giải quyết khiếu nại; pháp luật về tố tụng (Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính) không thống nhất với pháp luật tiền tố tụng (Luật Khiếu nại, tố cáo) Bài viết phân tích một số quy định của pháp luật liên quan quyền khiếu nại, khiếu kiện trong thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]1. Cơ sở hiến định và pháp định của quyền khiếu nại, khiếu kiện
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Khiếu nại là một quyền hiến định, được quy định tại Điều 74 của Hiến pháp năm 1992. Quyền này được quy định chi tiết tại Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2004, 2005 (Luật KNTC). Có thể nói, quyền khiếu nại ở Việt Nam được xây dựng từ khá sớm1 và khá quen thuộc trong đời sống pháp lý của người Việt Nam.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Khác với quyền khiếu nại, quyền khiếu kiện được quy định muộn hơn, gắn liền với sự ra đời của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996 đã được sửa đổi, bổ sung 1998 và 2006 (Pháp lệnh TTGQCVAHC). Ở Việt Nam, Hiến pháp không đề cập đến quyền khiếu kiện. Văn bản quy phạm pháp luật cao nhất ghi nhận và hướng dẫn quyền này là Pháp lệnh TTGQCVAHC. Điều này cho thấy, chưa có sự thống nhất trong việc nhìn nhận hai loại quyền này trong khi nó cùng song hành bảo vệ lợi ích người dân và hướng đến việc nâng cao hiệu quả của công tác QLNN.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]So với khiếu kiện, việc giải quyết khiếu nại được thực hiện bởi những chủ thể thừa hành hành chính (cơ quan hành chính, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước (HCNN) đã ban hành quyết định hành chính (QĐHC), thực hiện hành vi hành chính (HVHC) hoặc cấp trên trực tiếp của các chủ thể này). Vì vậy, ưu điểm của khiếu nại là ngay khi bắt tay vào giải quyết khiếu nại, vụ việc đã được nắm rất rõ, rất chi tiết và có thể được giải quyết nhanh chóng. Nếu được tận dụng, sẽ tiết kiệm được phần nào thời gian, công sức, chi phí xem xét từng tình tiết của vụ việc. Tuy nhiên, việc giải quyết khiếu nại có thể dẫn đến chủ quan và định kiến khi xem xét lại vụ việc đã và đang quản lý, đồng thời với tâm lý e ngại việc công nhận QĐHC, HVHC của chính mình là không đúng, nên có thể có những hạn chế nhất định.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman] Trong khi đó, thẩm quyền giải quyết khiếu kiện là thẩm quyền của Tòa hành chính Tòa án nhân dân - chủ thể độc lập tương đối với cả hai bên: người khởi kiện (người dân) và người bị kiện (cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan HCNN). Với cơ chế giải quyết bởi Tòa án, chủ thể giải quyết khiếu kiện có phạm vi độc lập, không chịu định kiến bởi các lăng kính của các chủ thể quản lý nhà nước (QLNN) và vì vậy, có thể đưa ra một kết quả công minh. Tuy nhiên, do phải bắt đầu lại toàn bộ vụ việc từ yếu tố đầu tiên nên chủ thể giải quyết khiếu kiện có thể cần nhiều thời gian, công sức và chi phí. Mặt khác, do không là chủ thể trực tiếp quản lý nên chủ thể này có thể phải cần những cơ quan hỗ trợ về mặt kỹ thuật như: cơ quan giám định về thiệt hại trong thu hồi đất, đánh giá quỹ đất tái định cư
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]2. Phạm vi của quyền khiếu nại, khiếu kiện nói chung
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Mặc dù Hiến pháp quy định quyền khiếu nại có thể được thực hiện đối với “những việc làm trái pháp luật của cơ quan nhà nước” (Điều 74 Hiến pháp năm 1992), tuy nhiên, quyền này lại bị giới hạn trong Luật KNTC ở hai phạm vi: (i) phải là QĐHC cá biệt, tức là quyết định chứa đựng quy tắc xử sự cá biệt, được ban hành nhằm giải quyết những công việc cụ thể đối với những đối tượng xác định, có hiệu lực một lần theo vụ việc và (ii) phải là HVHC cụ thể.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]Điều này cũng đồng nghĩa với việc, cá nhân, tổ chức không thể khiếu nại đối với các QĐHC quy phạm, QĐHC chủ đạo - những loại văn bản chứa đựng quy tắc xử sự chung, có tính định hướng và có phạm vi áp dụng rộng rãi.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman]TÀI LIỆU
[FONT=Times New Roman](1) Trước Luật Khiếu nại, tố cáo năm 1998, ở Việt Nam đã có Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 27/11/1981; Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân ngày 7/5/1991 .
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](2)Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án hành chính năm 1996, sửa đổi, bổ sung năm 2006.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](3) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](4) Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 25/5/2007 của Chính phủ quy định bổ sung về việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi đất, thực hiện quyền sử dụng đất, trình tự, thủ tục bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất và giải quyết khiếu nại về đất đai.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](5) Điều 2 và khoản 17 Điều 11 của Pháp lệnh TTGQCVAHC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](6) Xem Điều 25 Luật KNTC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](7) Nghị định số 136/2006/NĐ-CP ngày 14/11/2006 của Chính phủ quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Luật KNTC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](8) Xem khoản 1, Điều 2 của Luật KNTC; Điều 1 của Pháp lệnh TTGQCVAHC.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](9) Diễn đàn các doanh nghiệp Việt Nam, Dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai năm 2003, http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Drafts/Details.aspx?DraftID=277&Version=1.
[FONT=Times New Roman]
[FONT=Times New Roman](10)Xem Điều 11 Nghị định 69/NĐ-CP 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư
[FONT=Times New Roman]
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 618
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 720
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 471
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 127
👁 Lượt xem: 943
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 663
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 348
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1111
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 415
⬇ Lượt tải: 16