Tìm tài liệu

Nguyen tac suy doan tai san chung trong Luat Hon nhan va gia dinh Viet Nam va Luat Dan su Phap

Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp

Upload bởi: hoanghuongcsb

Mã tài liệu: 229805

Số trang: 4

Định dạng: doc

Dung lượng file: 51 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

NỘI DUNG

[FONT=Times New Roman]

[FONT=Times New Roman]Quan hệ tài sản giữa vợ chồng, hay chính xác hơn là chế độ pháp lý về tài sản giữa vợ chồng là lĩnh vực thường xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, nên cần phải có một cơ chế pháp lý hoàn chỉnh và phù hợp để giải quyết tốt những tranh chấp.

[FONT=Times New Roman] Luật Hôn nhân và gia đình (Luật HNGĐ) năm 2000 cũng như Luật HNGĐ năm 1986 của Việt Nam thừa nhận sự cùng tồn tại của ba khối tài sản trong thời kỳ hôn nhân của vợ chồng: tài sản chung của vợ chồng, tài sản riêng của vợ và tài sản riêng của chồng. Trong đó, khối tài sản chung của vợ chồng được người làm luật dành nhiều sự quan tâm, bảo vệ; một trong những công cụ hữu hiệu để bảo vệ khối tài sản chung (người viết tạm đặt tên) lànguyên tắc suy đoán tài sản chung.

[FONT=Times New Roman] 1. Luật HNGĐ năm 2000 quy định tại khoản 3 Điều 27: Trong trường hợp không có chứng cứ chứng minh tài sản mà vợ chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng thì nó sẽ được suy đoán là tài sản chung. Vấn đề xác định tài sản chung, tài sản riêng của vợ chồng được quy định tương đối cụ thể trong Luật HNGĐ, tuy nhiên, trong thực tiễn, một khi đời sống chung giữa vợ chồng càng kéo dài thì các tài sản sẽ có xu hướng không thể tránh khỏi là lẫn lộn với nhau, đặc biệt khi vợ chồng xác lập nhiều các giao dịch liên quan đến tài sản. Do đó, không phải lúc nào nguồn gốc của tài sản cũng có thể xác định được theo các quy định về việc xác định tài sản chung (Điều 27) và tài sản riêng (Điều 32). Trong bối cảnh đó, quy định về việc suy đoán tài sản chung mà người làm luật đặt ra trong khoản 3 Điều 27 có ý nghĩa như một nguyên tắc có tính chất định hướng trong việc giải quyết các tranh chấp giữa vợ chồng với nhau về nguồn gốc tài sản. Tuy nhiên, với tư cách là một nguyên tắc suy đoán, tác dụng của nguyên tắc này chỉ dừng lại ở chỗ thiết lập một sự suy đoán, không có ý nghĩa khẳng định chắc chắn tất cả tài sản trong thời kỳ hôn nhân đều là tài sản chung của vợ chồng. Mặt khác, nguyên tắc này còn có ý nghĩa như một trở ngại không những đối với vợ, chồng trong việc chứng minh tài sản là của riêng, mà còn là trở ngại đối với người thứ ba, cụ thể là các chủ nợ riêng của vợ, chồng (các chủ nợ chỉ được đảm bảo thanh toán bằng tài sản riêng) trong việc yêu cầu kê biên tài sản riêng. Các chủ nợ riêng này muốn kê biên tài sản riêng của vợ, chồng mắc nợ, buộc phải chứng minh tài sản mà họ yêu cầu kê biên là tài sản riêng của người mắc nợ.

[FONT=Times New Roman] Nếu việc suy đoán tài sản chung chỉ được ghi nhận một cách đơn giản trong Luật HNGĐ Việt Nam thì trong luật Dân sự Pháp, vấn đề này lại được quy định chi tiết tại Điều 1402: "mọi tài sản, dù là động sản hay bất động sản, đều được coi là tài sản chung của vợ chồng, nếu không chứng minh được đó là tài sản riêng của vợ hoặc của chồng theo quy định của pháp luật"; "nếu không có chứng cứ hoặc dấu vết về nguồn gốc của tài sản thì khi có tranh chấp, quyền sở hữu riêng của vợ chồng phải được chứng minh bằng văn bản. Trường hợp không có bản kiểm kê tài sản hoặc không có chứng cứ nào được xác lập từ trước, thẩm phán có thể xem xét mọi loại giấy tờ, đặc biệt là các loại giấy tờ, sổ sách của gia đình cũng như các tài liệu của ngân hàng và các hoá đơn thanh toán. Thẩm phán cũng có thể chấp nhận lời khai của nhân chứng hoặc suy đoán nếu nhận thấy vợ, chồng không có khả năng cung cấp chứng cứ bằng văn bản".

[FONT=Times New Roman] 2. Điểm chung đầu tiên có thể thấy trong quy định của luật Việt Nam và luật của Pháp, đó là sự suy đoán pháp lý về nguồn gốc của tài sản. Khoản 3 điều 27 Luật HNGĐ quy định việc suy đoán này sẽ được áp dụng trong trường hợp có tranh chấp giữa vợ chồng về tài sản chung hay riêng, tức là một trong số vợ hoặc chồng cho rằng, một hoặc một số tài sản nào đó bất kỳ (cả động sản và bất động sản), tồn tại trong thời kỳ hôn nhân của họ, là tài sản riêng của người này. Luật Việt Nam không quy định đặc biệt gì về các loại bằng chứng được sử dụng để chứng minh trong tranh chấp, tuy nhiên, với cách quy định trên của luật, trong thực tiễn tất cả các loại bằng chứng đều có thể được chấp nhận, cả bằng chứng viết, lời khai của nhân chứng, hóa đơn, chứng từ và hẳn nhiên là cả sự thừa nhận của bên còn lại trong tranh chấp (nếu có)

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp
  • Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp
  • Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp
  • Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật ...

Upload: kimthanhltd

📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 518
Lượt tải: 19

Nguyên tắc bảo vệ bà mẹ và trẻ em trong Luật ...

Upload: levietdung2000

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 3469
Lượt tải: 51

Tài sản riêng của mỗi bên vợ chồng trong ...

Upload: nguyenhuynhtranganh

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 628
Lượt tải: 16

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt ...

Upload: ngocanhve9

📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 544
Lượt tải: 16

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt ...

Upload: fantom

📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 643
Lượt tải: 16

Ly hôn trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt ...

Upload: nguyentrung1433

📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 455
Lượt tải: 16

Môn luật hôn nhân gia đình Hậu quả pháp lý ...

Upload: kyanhForyou

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 497
Lượt tải: 17

Chia tài sản chung của vợ chồng theo luật ...

Upload: triibs

📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 421
Lượt tải: 17

Chế độ tài sản ước định trong luật hôn nhân ...

Upload: tranglth183

📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 681
Lượt tải: 17

Môn luật hôn nhân gia đình Cơ sở lý luận và ...

Upload: biensd12

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 811
Lượt tải: 19

Nguyên tắc hôn nhân không tự do trong pháp ...

Upload: thangtd3

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 453
Lượt tải: 16

Nguyên tắc hôn nhân không tự do trong pháp ...

Upload: abcchungkhoan

📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 399
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật ...

Upload: hoanghuongcsb

📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 623
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp NỘI DUNG [FONT=Times New Roman] [FONT=Times New Roman]Quan hệ tài sản giữa vợ chồng, hay chính xác hơn là chế độ pháp lý về tài sản giữa vợ chồng là lĩnh vực thường xảy ra nhiều tranh chấp trong thực tiễn, nên cần phải có một cơ chế pháp lý hoàn doc Đăng bởi
5 stars - 229805 reviews
Thông tin tài liệu 4 trang Đăng bởi: hoanghuongcsb - 20/01/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 20/01/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Nguyên tắc suy đoán tài sản chung trong Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam và Luật Dân sự Pháp