Mã tài liệu: 135744
Số trang: 88
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật quốc tế
Ngày nay, cùng với quá trình phát triển kinh tế là việc gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại và liên kết kinh tế đang là trào lưu nổi bật thì hội nhập kinh tế quốc tế không những ngày càng trở thành một xu thế khách quan mà còn đóng vai trò là một công cụ hữu hiệu để phát triển nhanh và bền vững nếu được nắm bắt và vận dụng một cách tích cực. Xu hướng chung hiện nay của các quốc gia và các tổ chức kinh tế - tài chính - thương mại quốc tế là tăng cường mở cửa, bang giao kinh tế thông qua đàm phán cắt giảm thuế quan, loại bỏ các hàng rào phi thuế quan cản trở thương mại, các hình thức cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại, mở cửa các lĩnh vực thương mại hàng hóa, thương mại dịch vụ, cải thiện môi trường đầu tư - kinh doanh để tạo thuận lợi cho thương mại, v.v…
Cùng với việc thực hiện đường lối chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, trong hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được thành tựu khá ngoạn mục trong việc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa. Trong khi một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng có uy tín trên thị trường thế giới, đã xuất hiện một số trường hợp hàng xuất khẩu của ta bị nước nhập khẩu điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá. Tiếp sau các vụ điều tra và áp dụng thuế chống bán phá giá đối với một số hàng xuất khẩu của ta như mỳ chính, bật lửa thì vụ kiện của Hiệp hội các nhà nuôi cá da trơn Hoa Kỳ đối với xuất khẩu cá basa và cá tra của Việt Nam vào Hoa Kỳ là vụ tranh chấp lớn mà chúng ta phải cố gắng giành thắng lợi. Ngược lại, không những kim ngạch xuất khẩu thủy sản của chúng ta bị giảm sút mà cuộc sống của hàng vạn người nuôi cá của chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Ngoài việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tự do hóa thương mại cũng có thể dẫn đến một số tác động bất lợi. Trong bối cảnh đó, có thể thấy rằng không thể thiếu được vai trò của Nhà nước trong việc đưa ra các biện pháp chống lại việc bán phá giá nhằm bảo vệ nền sản xuất trong nước, tạo lập môi trường pháp lý vững chắc cho hoạt động thương mại, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tham gia vào đời sống kinh tế quốc tế. Trước tình hình trên, việc tìm hiểu và nghiên cứu về Pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam trở thành một nhu cầu cấp bách và có ý nghĩa hơn bao giờ hết.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Một số vấn đề lý luận cơ bản về bán phá giá và pháp luật chống bán phá giá
Chương II: Tìm hiểu pháp luật chống bán phá giá ở Việt Nam
Chương III: Một số kiến nghị nhằm nâng cao năng lực thực thi pháp luật về chống bán phá giá ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 608
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 567
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 154
👁 Lượt xem: 751
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1188
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 737
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 563
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 17