Mã tài liệu: 83597
Số trang: 85
Định dạng: docx
Dung lượng file: 563 Kb
Chuyên mục: Luật quốc tế
Quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền tác giả nói riêng đã và đang là một lĩnh vực ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội, trong việc mở rộng hợp tác quốc tế, hội nhập kinh tế quốc tế của mỗi quốc gia. Điều này thật sự dễ hiểu trong một nền kinh tế tri thức – nơi mà hơn lúc nào hết giá trị của chất xám, của những tài sản vô hình được tôn vinh. Có thể nói, bảo hộ quyền tác giả là một công cụ hữu hiệu khuyến khích, làm giàu và phổ biến di sản văn hoá quốc gia. Sự phát triển của một nước phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động sáng tạo của người dân, việc khuyến khích sáng tạo trí tuệ là một trong những điều kiện thiết yếu của quá trình phát triển kinh tế, văn hoá và xã hội. Cần phải thấy rằng, với sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, chỉ cần một cú “kích chuột” trong vài giây người sử dụng đã có thể đọc được vô số bài viết của các tác giả ở các nước trên thế giới và cũng có thể dễ dàng truyền đi các tác phẩm của mình để chia sẻ với hàng trăm triệu công dân trên thế giới. Trong bối cảnh đó, cùng với xu thế toàn cầu hoá, yêu cầu bảo hộ hữu hiệu quyền tác giả không chỉ trong phạm vi một quốc gia mà trên toàn cầu là một tất yếu đối với các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng.
Ngày 26/10/2004, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 156 của Công ước Berne về bảo hộ các tác phẩm văn học nghệ thuật - Công ước vẫn được coi là nền tảng của luật pháp quốc tế cho việc bảo hộ quyền tác giả. Việc Việt Nam gia nhập Công ước đầu tiên trên thế giới về bảo hộ quyền tác giả đã đánh dấu một bước tiến mới của nước ta trong hội nhập kinh tế thế giới, và là một điều kiện cần thiết để Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức thương mại thế giới WTO vào ngày 11/1/2007. Đây là cơ hội lớn nhưng đồng thời cũng là thách thức không nhỏ với nước nhà. Gia nhập Công ước Berne, cũng có nghĩa là Việt Nam phải chấp nhận “luật chơi chung”, phải tuân thủ một cách nghiêm chỉnh các quy định về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học nghệ thuật và khoa học. Tuy nhiên, trên thực tế, công tác thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam chưa đạt hiệu quả cao, ý thức tôn trọng bản quyền và chấp hành pháp luật của xã hội còn yếu, các tổ chức bảo vệ quyền tác giả chưa thực sự được trao quyền. Nếu không nghiên cứu một cách đầy đủ vấn đề trên, tình trạng vi phạm bản quyền ở Việt Nam sẽ trở thành tâm điểm của vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thời gian tới.
Kết cấu đề tài:
Chương I: Vài nét về Công ước Berne về bảo hộ quyền tác giả và tình hình thực thi Công ước trên thế giới
Chương II: Thực trạng hoạt động thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi Công ước Berne trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả ở Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 592
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 598
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 417
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 699
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 299
⬇ Lượt tải: 14
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 321
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 80
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 34
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 690
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 761
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 774
⬇ Lượt tải: 20