Mã tài liệu: 39431
Số trang: 82
Định dạng: docx
Dung lượng file: 327 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Trong điều kiện cuộc cách mạng khoa học và công nghệ trên thế giới diễn ra như vũ bão, và xu hướng toàn cầu hoá mạnh mẽ như hiện nay, vấn đề phát triển kinh tế đối ngoại, thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển kinh tế trong nước ngày càng trở nên cấp bách. Ngày nay không một quốc gia, dân tộc nào có thể phát triển một nền kinh tế vững mạnh mà không dựa vào đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, trong đó thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) được coi là giải pháp tích cực được nhiều nước quan tâm.
Những năm gần đây số nước tham gia quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đông thêm làm cho cuộc cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trước. Nhiều nước đã tiến hành những cải cách pháp lý theo phương hướng thông thoáng hơn nhằm vượt lên trên những nước khác.
Tuy vậy, không phải chỉ cần công bố chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài là có thể thu hút được các nhà đầu tư đến làm ăn; mà để gia tăng được đầu tư nước ngoài, biến nguồn vốn đó thay các yếu tố cần thiết cho hoạt động sản xuất - kinh doanh đem lại hiệu quả cho các nhà đầu tư như mục tiêu đề ra là cả một quá trình vừa cạnh tranh vừa hợp tác.
Thực tế quá trình thu hút và sử dụng vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam hơn 10 năm qua đã chỉ rõ điều đó. Dòng vốn đầu tư nước ngoài chỉ đổ về nước nào mà nó có thể bảo toàn và sinh lợi nhuận càng nhiều càng tốt. Như vậy muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều đòi hỏi phải có môi trường đầu tư thuận lợi.
Nhằm tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã được ban hành lần đầu tiên ngày 19/12/1987. Cho đến nay đã qua nhiều lần bổ xung và sửa đổi: 30/6/1990; 23/12/1992; 12/11/1996 và gần đây nhất ngày 9/06/2000.
Dưới góc độ cạnh tranh lành mạnh, môi trường đầu tư phải có độ hấp dẫn cao hoặc phải có tính khác biệt lớn so với các nước có điều kiện tương tự để thu hút tốt hơn các nhà đầu tư nước ngoài. Việc ban hành các văn bản pháp Luật đầu tư nước ngoài không thể là sản phẩm chủ quan của các nhà hoạch định chính sách vĩ mô mà phải căn cứ nhiều yếu tố như bối cảnh trong nước, quốc tế nhằm tạo ra một môi trường pháp lý thông thoáng, vừa tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài, có sức cạnh tranh với các nước cũng có nhu cầu thu hút FDI, vừa bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư cũng như của đất nước theo nguyên tắc cùng có lợi.
Chính vì lẽ đó đề tài "Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - những vấn đề pháp lý cơ bản" được chọn làm đề tài viết khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành tư vấn pháp luật kinh tế của em
Khóa luận có kết cấu nội dung như sau:
- Lời mở đầu:
- Chương I: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam - quá trình hình thành và phát triển.
- Chương II: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - những vấn đề pháp lý cơ bản.
- Chương III: Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 - những quy định bổ xung và sửa đổi.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 577
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 526
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 501
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 388
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 448
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 224
👁 Lượt xem: 708
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 222
👁 Lượt xem: 502
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 433
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 86
👁 Lượt xem: 364
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 37
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 177
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 635
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 82
👁 Lượt xem: 335
⬇ Lượt tải: 16