Mã tài liệu: 90005
Số trang: 198
Định dạng: docx
Dung lượng file: 450 Kb
Chuyên mục: Luật kinh tế
Một trong những dấu ấn của thời kỳ đầu đổi mới ở Việt Nam là sự ra đời của Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp Tư nhân năm 1990. Các đạo luật này đã khẳng định một lần nữa chủ trương xóa bỏ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp để xây dựng một nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Trong quá trình thực thi đường lối đổi mới, các loại hình công ty tư nhân đã được hồi sinh, bởi xây dựng kinh tế thị trường cần thừa nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất và đa thành phần kinh tế. Tới lượt mình, các công ty ra đời, chỉ trong một thời gian ngắn, đã góp phần đáng kể cho các thành tựu của công cuộc đổi mới. Tôn vinh doanh nghiệp mà trong đó có các công ty tư nhân đang là sự đòi hỏi của xã hội.
ở mức phát triển cao hơn, Luật Doanh nghiệp được Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 12/06/1999 đã phản ánh quan điểm hợp nhất Luật Công ty và Luật Doanh nghiệp Tư nhân 1990, và hướng tới những cải cách tương đối toàn diện về doanh nghiệp đánh dấu thời kỳ mở đầu thực hiện chủ trương công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước cùng với việc hội nhập quốc tế.
Có thể nói, sự ra đời và phát triển của các loại hình công ty tư nhân luôn luôn đi cùng với quá trình đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Ngoài ra chúng ta không thể quên kể đến sự phát triển khá độc lập của pháp luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng mang trong mình nó các hình thức đầu tư mà thực chất là các công ty đã, đang và sẽ đóng góp không nhỏ cho việc phát triển kinh tế của đất nước.
Nhưng khi nói tới công ty tư nhân, người ta thường quan niệm bản chất pháp lý của nó là mối quan hệ hợp đồng. Vậy nghiên cứu hợp đồng thành lập công ty bao giờ cũng là cần thiết không chỉ cho công tác lý luận, xây dựng pháp luật, mà còn cho hoạt động thực tiễn trong lĩnh vực tư pháp, cũng như trong công việc tổ chức kinh doanh.
Hơn nữa, thực tiễn ở Việt Nam cho thấy pháp luật về công ty luôn được sửa đổi; trong vòng gần một thập kỷ đã sửa đổi hai lần. Và lần gần đây pháp luật về công ty đã hầu như được thay mới toàn bộ, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khiếm khuyết. ở khía cạnh khác, sự phát triển nhanh chóng về số lượng các công ty sẽ kéo theo nhiều tranh chấp trong và xung quanh công ty, trong khi văn hóa kinh doanh chưa được chú ý xây dựng một cách đầy đủ và hoạt động xét xử còn nhiều bỡ ngỡ. Những điều đó lại càng làm cho việc nghiên cứu hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam trở nên cần kíp hơn bao giờ hết.
Hợp đồng thành lập công ty không phải là một khái niệm hoàn toàn mới ở Việt Nam. Nhưng trong hệ thống pháp luật hiện nay, có đạo luật đề cập đến khái niệm này với tính cách là một văn bản ghi nhận sự thỏa thuận của các nhà đầu tư tạo lập nên công ty như Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, trong khi có những đạo luật không đề cập tới nó như Bộ luật Dân sự - với tính cách là một đạo luật xây dựng nền tảng cho cả hệ thống luật tư, và Luật Doanh nghiệp - với tính cách là một đạo luật chủ yếu qui định việc thành lập và hoạt động của các loại hình công ty. Nói tóm lại, ở nước ta, khái niệm này tuy không mới, nhưng nhận thức về nó chưa thể đầy đủ.
Kết cấu của đề tài là:
Chương 1: Lý luận cơ bản về hợp đồng thành lập công ty
Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng thành lập công ty
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật Việt Nam về hợp đồng thành lập công ty
Phần chung của Bộ luật
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 559
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 349
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 490
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 217
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 523
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 62
👁 Lượt xem: 1208
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 531
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 609
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem