Mã tài liệu: 127185
Số trang: 233
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Luật kinh tế
Nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) của Việt Nam đã làm cho các quan hệ kinh tế trở nên sôi động, đa dạng và phức tạp. Cũng vì vậy mà tranh chấp kinh tế (TCKT) phát sinh ngày một nhiều hơn, đa dạng về chủng loại và phức tạp về nội dung. Các TCKT phát sinh đòi hỏi phải được giải quyết thỏa đáng bằng một phương thức thích hợp nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên, góp phần tạo dựng môi trường kinh doanh thuận lợi, lành mạnh. Xuất phát từ tầm quan trọng của việc giải quyết TCKT mà pháp luật về giải quyết TCKT luôn được coi là một bộ phận cấu thành quan trọng của pháp luật kinh tế. Quá trình đổi mới toàn diện đất nước với trọng tâm là cải cách kinh tế, chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa, tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã tác động sâu sắc đến hệ thống pháp luật kinh tế nói chung và pháp luật về giải quyết TCKT nói riêng. Trong điều kiện kinh tế thị trường, việc giải quyết TCKT phải chính xác, nhanh chóng, dân chủ, công bằng và hiệu quả. Yêu cầu đổi mới pháp luật về giải quyết TCKT ngày càng trở nên cấp thiết, nhất là khi công cuộc cải cách kinh tế ở nước ta đang đi vào cả chiều rộng lẫn chiều sâu.
Phúc đáp các yêu cầu thực tiễn đặt ra cho công tác giải quyết TCKT, cơ chế giải quyết TCKT mới đã được thiết lập với sự đa dạng về phương thức giải quyết, đơn giản, linh hoạt về thủ tục áp dụng. Bên cạnh các phương thức giải quyết tranh chấp theo sự thỏa thuận tự nguyện của các bên là thương lượng và trung gian hòa giải thì các tranh chấp kinh tế còn có thể được giải quyết theo thủ tục tư pháp hoặc trọng tài (phi Chính phủ). Để tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động giải quyết TCKT, hàng loạt văn bản pháp luật đã được ban hành như: Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân (LTCTAND) năm 1993, Pháp lệnh Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế năm 1994, Nghị định số 116/CP về tổ chức và hoạt động của Trọng tài kinh tế năm 1994, Quyết định số 240/TTg của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam năm 1993... Trong gần 10 năm qua, hoạt động giải quyết TCKT đã thu được kết quả bước đầu đáng khích lệ, tạo sự tin tưởng, yên tâm đầu tư của các chủ thể kinh doanh, thúc đẩy sự phát triển các quan hệ kinh tế của cơ chế thị trường, bảo đảm trật tự, kỷ cương trong hoạt động kinh tế.
Chương 1:Những vấn đề lý luận về tranh chấp kinh tế
Chương 2:thực trạng pháp luật hiện hành của việt nam
Chương 3:hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh tế trong nền kinh tế thị trường ở việt nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 885
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 653
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 98
👁 Lượt xem: 718
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 31
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 803
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 25
⬇ Lượt tải: 9
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 479
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 837
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 586
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 469
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 233
👁 Lượt xem: 815
⬇ Lượt tải: 18