Tìm tài liệu

Bai tap luat kinh te

Bài tập luật kinh tế

Upload bởi: Le_Quang_Long

Mã tài liệu: 27031

Số trang: 6

Định dạng: docx

Dung lượng file: 81 Kb

Chuyên mục: Luật kinh tế

Info

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • BÀI TẬP

    LUẬT KINH TẾ

    Câu hỏi1: UBND Tỉnh K có văn bản gửi ngân hàng thương mại B bảo lãnh cho 1 doanh nghiệp do Tỉnh quản lý để doanh nghiệp này được vay của ngân hàng B 300 triệu đồng bổ xung vốn lưu động.

    Nếu bạn là chuyên viên của ngân hàng B bạn có chấp nhận việc bảo lãnh này để cho doanh nghiệp vay không? Vì sao?

    Trả lời: Có. Vì trong trường hợp trên UBND Tỉnh K là cơ quan có tư cách pháp nhân quản lý doanh nghiệp là người thứ ba đứng ra cam kết với bên có quyền sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ gọi là " Người được bảo lãnh". Trong trường hợp người được bảo lãnh vi phạm hợp đồng kinh tế hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình. Nhưng bảo lãnh phải được lập thành hợp đồng và nó chấm dứt trong trường hợp hợp đồng kinh tế đã được thực hiện.

    Câu hỏi 2: Công ty TNHH TK ký hợp đồng vay của ngân hàng thương mại B 300 triệu đồng để bổ xung vốn lưu động. Công ty TK đã dùng nhà xưởng của mình để đảm bảo việc thực hiện hợp đồng tín dụng này. Việc đảm bảo tài sản của công ty TK trong trường hợp này là

    Cầm cố?

    Thế chấp

       ý kiến của bạn

    Trả lời: Chọn thế chấp vì ta thấy việc công ty TK dùng nhà xưởng của mình (TSCĐ) để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng này là dùng bất động sản (giá trị tài sản) thuộc quyền sở hữu của công ty TNHH nhằm làm vật thế chấp (có sự chứng nhận của cơ quan công chứng khi đã làm văn bản) và giá trị tài sản này không chuyển dịch, chuyển giao sở hữu tài sản cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp còn hiệu lực.

    Câu hỏi 3: Công ty TNHH TK ký hợp đồng vay của ngân hàng thương mại B 300 triệu đồng để bổ xung vốn lưu động. Công ty TK đã đem mét sè hàng hoá trong kho của mình để đảm bảo thực hiện hợp đồng tín dụng này. Việc đảm bảo tài sản của công ty TK trong trường hợp này là:

    Cầm cố?

    Thế chấp

       ý kiến của bạn

    Trả lời:

    Chọn cầm cố vỡ việc công ty TNHH TK đem số hàng hoá (động sản) có trong kho của mình thuộc quyền sở hữu của công ty trao cho người cùng quan hệ hợp đồng (ngân hàng thương mại B) gửi để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng đã ký kết.

    Câu hỏi 4: B là một cá nhân có giấy phép kinh doanh theo Nghị định 66/ HĐBT ngày 2/3/1992 cần vay ngắn hạn ngân hàng thương mại C số tiền 100 triệu đồng phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình. B đã dùng ngôi nhà mình đang ở để đảm bảo thực hiện nghĩa vụ thực hiện hợp đồng. Việc đảm bảo tài sản của B trong trường hợp này là:

    Cầm cố?

    Thế chấp

       ý kiến của bạn

    Trả lời:

    Chọn thế chấp vì cá nhân B (người được cấp giấy phép kinh doanh theo NĐ số 66HĐBT ngày 2/9/92) đã dùng ngôi nhà ở của mình (bất động sản) thuộc quyền sở hữu để đảm bảo tài sản cho việc thực hiện vay ngắn hạn Ngân hàng thương mại C số tiền phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của cá nhân B

    Câu hỏi 5: Công ty AS là 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài do 1 cá nhân quốc tịch Singapore thành lập tại Việt nam ký 1 hợp đồng với công ty gốm sứ T - 1 doanh nghiệp nhà nước để mua 1 sè hàng gốm sứ trị giá 60 triệu đồng. Tranh chấp giữa hai bên trong quá trình thực hiện hợp đồng sẽ do:

    I> Trường hợp 1:

    a. Toà án Việt nam giải quyết?

    b. Toà án của nước thứ ba giải quyết?

    ý kiến của bạn?

    II> Trường hợp 2:

    a. Trung tâm trọng tài kinh tế giải quyết?

    b. Trung tâm trọng tài quốc tế thuộc phòng thương mại và công nghiệp Việt nam giải quyết?

    ý kiến của bạn?

    III> Trường hợp 3:

    a. Toà kinh tế thuộc toà án nhân dân giải quyết?

    b. Toà dân sự thuộc toà án nhân dân giải quyết?

    IV> Trường hợp 4:

    a. Cơ quan tài phán của Việt nam hoặc của Siangapore giải quyết do hai bên thoả thuận lựa chọn?

    b. Cơ quan tài phán của Việt nam giải quyết?

    ý kiến của bạn?

    V> Trường hợp 5:

    a. Mét trung tâm trọng tài kinh tế giải quyết?

    b. Toà án nhân dân giải quyết?

    ý kiến của bạn?

    Trả lời:

    I> Trường hợp 1: Chọn toà án Việt nam giải quyết vì theo pháp luật của Việt nam công ty AS là 1 doanh nhgiệp 100% vốn nước ngoài do 1 cá nhân quốc tịch Singapore nhưng được thành lập ở Việt nam do nhà nước Việt nam quản lý. Khi tham gia ký kết hợp đồng kinh tế theo Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 21/ 11/ 1996 thì tranh chấp giữa các bên tham gia hợp đồng kinh tế được đưa ra giải quyết tại tổ chức trọng tài hoặc toà án Việt nam theo pháp luật Việt nam

    II> Trường hợp 2: Chọn trung tâm trọng tài kinh tế giải quyết vì công ty AS là 1 doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài (đầu tư nước ngoài tại Việt nam). Khi giải quyết tranh chấp một hợp đồng kinh tế giữa công ty AS và 1 doanh nghiệp nhà nước Việt nam thì theo Điều 24 Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam ngày 21/11/1996 tổ chức trọng tài có thẩm quyền giải quyết các vô tranh chấp theo pháp luật Việt nam.

    III> Trường hợp 3: Chọn toà kinh tế thuộc toà án nhân dân giải quyết vì đây là việc tranh chấp giữa hai doanh nghiệp có tư cách pháp nhân tham gia ký kết hợp đồng kinh tế với giá trị bằng 60 triệu thì thẩm quyền giải quyết thuộc toà án chuyên trách (toà án kinh tế) cấp tỉnh và toà kinh tế toà án nhân dân tối cao và tranh chấp xảy ra trong lĩnh vực kinh doanh

    IV> Trường hợp 4: Chọn cơ quan tài phán của Việt nam giải quyết vì theo pháp luật Việt nam các công ty, doanh nghiệp đóng tại Việt nam thì phải tuân thủ pháp luật Việt nam. Khi có tranh chấp trong ký kết hợp đồng việc giải quyết thuộc thẩm quyền của toà án lãnh thổ

    V> Trường hợp 5: Chọn cả hai phương án vì đây là tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh giữa các doanh nghiệp theo qui định của pháp luật Việt nam thì thẩm quyền giải quyết thuộc trọng tài kinh tế hoặc toà kinh tế toà án nhân dân.

    Câu hỏi 6:Nh­ bạn đã biết pháp luật HĐKT của nhà nước ta quy định: HĐKT có thể được ký kết bằng văn bản hoặc bằng tài liệu giao dịch. Nếu bạn là 1 nhà doanh nghiệp bạn sẽ chọn mỗi hình thức ký kết đó trong các trường hợp nào: Hãy trình bày rõ lý do của mình.

    Trả lời:

    Trong ký kết HĐKT, các bên có thể tiến hành bằng hai cách sau:

    1- Ký kết hợp đồng trực tiếp: Là cách ký đơn giản, hợp đồng kinh tế được hình thành một cách nhanh chóng, khi ký kết các đại diện hợp pháp của các bên trực tiếp gặp nhau để bàn bạc, thoả thuận, thống nhất ý chí, xác định các điều khoản của hợp đồng và cùng ký vào một văn bản. Hợp đồng kinh tế được coi là hình thành và có giá trị pháp lý tõ thời điểm hai bên ký vào văn bản.

    Tuy nhiên, trong những điều kiện có thể ký kết bằng phương pháp ký trực tiếp, các bên có thể ký kết hợp đồng kinh tế bằng phương thức gián tiếp.

    2- Ký lết hợp đồng kinh tế gián tiếp: Là phương pháp ký kết mà trong đó các bên tiến hành gửi cho nhau các tài liệu giao dịch (công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng) chứa đựng nội dung của công việc giao dịch. Thông qua các trình tự sau:

    - Mét bên lập đề nghị hợp đồng trong đó đưa ra những yêu cầu về nội dung giao dịch: Tên hàng, số lượng, chất lượng, giá cả, thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận, phương thức thanh toán... và gửi cho bên kia.

    - Bên nhận được đề nghị hợp đồng có nghĩa vụ phải trả lời bằng văn bản và gửi cho bên đề nghị hợp đồng, trong đó ghi rõ nội dung chấp nhận, nội dung không chấp nhận và những đề nghị bổ xung. Bên kia còng phải trả lời là có đồng ý phần bổ xung hay không... hợp đồng ký kết này được coi là hoàn thành và có giá trị pháp lý từ khi các bên nhận được tài lieẹu giao dịch thể hiện sự thoả thuận về tất cả các điều khoản chủ yếu của hợp đồng ký kết đó (căn cứ vào con dấu của bưu điện hoặc ngày ký sổ nhận công văn trực tiếp của bên kia. Trừ những trường hợp pháp luật có quy định khác đối với từng loại hợp đồng kinh tế.

    Dù là ký kết trực tiếp hay gián tiếp nó đều có giá trị nh­ nhau.

    Tuy vậy ký kết hợp đồng trực tiếp là phương thức đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả nhất vì các bên trực tiếp gặp gỡ, bàn bạc cùng thống nhất thoả thuận những vấn đề hợp pháp cùng giúp nhau giải quyết nhanh chóng việc ký kết hợp đồng kinh tế và trong lĩnh vực kinh doanh thì thời gian là vàng. Nhưng nếu trong trường hợp mà sự gặp gỡ nhau không dễ dàng vì lý do công việc hay do đường sá xa xôi mà hợp đồng kinh tế mang lại lợi nhuận không nhiều thì việc chi phí bỏ ra để đi lại cộng thời gian còng có thể là các bên ký kết còn với tính chất thăm dò thị trường của nhau vì chưa thật hiểu cụ thể thì việc giao dịch qua gián tiếp cùng bàn bạc cũng có thể là hợp đồng kinh tế mang tính chất đơn giản, không có nhiều tình huống bất lợi có thể bàn bạc qua fax rất tiện lợi, hiệu quả. Trường hợp ký kết gián tiếp này mất thời gian, hợp đồng kinh tế kéo dài hơn nếu hai bên khó thống nhất và như thế cũng có thể không ký kết được hợp đồng, còn nếu thống nhất dễ dàng thì lại giúp cho chi phí cho việc ký kết rất nhỏ và hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn.

  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế
  • Bài tập luật kinh tế

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Bài tập tình huống môn luật kinh tế và ...

Upload: khoa_tt_vn

📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 7546
Lượt tải: 33

Câu hỏi ôn tập luật kinh tế

Upload: nmtuanhalico

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 471
Lượt tải: 23

Bài soạn số môn pháp luật kinh tế

Upload: chienhcm

📎 Số trang: 70
👁 Lượt xem: 618
Lượt tải: 16

Bài thảo luận nhóm: Luật kinh tế và thương ...

Upload: meomeo8709

📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 1193
Lượt tải: 18

Luật kinh doanh quốc tế

Upload: THANHPHONG_INDEX

📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 710
Lượt tải: 19

Luật kinh doanh quốc tế 1

Upload: lungtung

📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 2389
Lượt tải: 17

Luật kinh tế giải quyết tình huống

Upload: giangnamicc

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 766
Lượt tải: 23

Tập bài giảng môn pháp luật kế toán

Upload: hunganviet

📎 Số trang: 128
👁 Lượt xem: 4175
Lượt tải: 40

Phương hướng hoàn thiện pháp luật kinh tế ...

Upload: maxibikini

📎 Số trang: 222
👁 Lượt xem: 881
Lượt tải: 16

Vấn đề quyền tự do kinh doanh và pháp luật ...

Upload: dongnai24h

📎 Số trang: 220
👁 Lượt xem: 4168
Lượt tải: 23

Hợp đồng kinh tế, phạm vi và đối tượng điều ...

Upload: anguyenlan76

📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 813
Lượt tải: 21

Quá trình phát triển pháp luật điều chỉnh ...

Upload: muathuvang_179

📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 576
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Bài tập luật kinh tế

Upload: Le_Quang_Long

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 1139
Lượt tải: 40

CHUYÊN MỤC

Luật Luật kinh tế
Bài tập luật kinh tế docx Đăng bởi
5 stars - 27031 reviews
Thông tin tài liệu 6 trang Đăng bởi: Le_Quang_Long - 02/04/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 02/04/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Bài tập luật kinh tế