Mã tài liệu: 43922
Số trang: 6
Định dạng: docx
Dung lượng file: 37 Kb
Chuyên mục: Luật hành chính
Công chứng là hoạt động có ý nghĩa quan trọng nhằm duy trì trật tự pháp luật ổn định trong các giao dịch, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, bảo đảm ổn định trật tự xã hội, phòng ngừa tranh chấp xảy ra, đồng thời cung cấp chứng cứ đáng tin cậy khi xảy ra các tranh chấp.
Xác định chế độ tài chính phù hợp với đặc thù tổ chức, hoạt động công chứng là vấn đề quan trọng nhằm phát huy tính tự chủ, tự quản, tự chịu trách nhiệm trong tổ chức và hoạt động công chứng, nâng cao chất lượng, hiệu quả công chứng, phát huy vai trò công chứng trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay.
Hiện nay, công chứng nước ta đang được tổ chức như một cơ quan công quyền, do đó các phòng công chứng đang được áp dụng chế độ tài chính như các cơ quan quản lý hành chính nhà nước, mặc dù nguồn tài chính của phòng công chứng, ngoài phần ngân sách nhà nước cấp theo dự toán hàng năm còn có khoản thu lệ phí công chứng theo quy định của Thông tư liên tịch số 93/2001/TTLT/BTC-BTP ngày 21/11/2001 của Liên bộ Tài chính - Tư pháp (theo thông tư này, phòng công chứng được tạm tính theo tỷ lệ (%) trên tổng số tiền lệ phí công chứng thu được trước khi nộp ngân sách nhà nước như sau: Phòng công chứng số 1 và số 2 Thành phố Hồ Chí Minh: 15%, các phòng còn lại: 20%. Số tiền này được sử dụng vào các nội dung chi phục vụ cho hoạt động thu lệ phí công chứng). Ngoài ra, các phòng công chứng còn có khoản thu phí dịch vụ (soạn thảo hợp đồng, dịch giấy tờ tài liệu và một số việc khác).
Việc áp dụng chế độ tài chính như hiện nay đối với phòng công chứng đã làm mất đi quyền chủ động sử dụng kinh phí; không đảm bảo trả lương gắn với hiệu quả, chất lượng hoạt động, thu nhập của công chứng viên không gắn với sản phẩm và chất lượng dịch vụ, tạo ra tình trạng trả lương bình quân, không khuyến khích các công chứng viên nhiệt tình, hăng say, yên tâm gắn bó với công việc. Mặt khác, không đảm bảo sự công khai, minh bạch về thu nhập, không kiểm soát và không hợp thức hóa được các khoản thu nhập chính đáng ngoài lương. Đồng thời không ngăn chặn, xóa bỏ được những loại thu nhập ngoài lương không hợp pháp và không hợp lý. Nếu căn cứ vào chế độ lương của công chứng viên thì thu nhập không tương xứng với lao động của họ, song Nhà nước lại không quản lý được thu nhập thực tế của công chứng viên (với sự chênh lệch khá lớn giữa các vùng, miền, khu vực có điều kiện kinh tế - xã hội khác nhau và nhu cầu công chứng khác nhau). Không tạo khả năng để các phòng công chứng chủ động mua sắm trang thiết bị, cơ sở vật chất đảm bảo cho hoạt động của phòng. Ngoài ra, không loại trừ việc thất thu ngân sách nhà nước do không quản lý được các loại phí dịch vụ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 564
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 869
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 614
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 463
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 740
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 504
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 568
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 890
⬇ Lượt tải: 16