Mã tài liệu: 643356
Số trang: 51
Định dạng: doc
Dung lượng file: 387 Kb
Chuyên mục: Luật đất đai
LỜI MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài: Đất đai là tài nguyên vô cùng quý gia của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất, đặc biệt là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dựng cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội và an ninh quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Việc quản lý, sử dụng hợp lý vốn tài nguyên đất là biện pháp hữu hiệu đem lại lợi ích kinh tế cao trong lĩnh vực sản xuất và lợi ích xã hội. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, để góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Với ý nghĩa quan trọng đó, tất cả các quốc gia trên thế giới đều rất coi trọng việc quản lý và khai thác có hiệu quả đất đai phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế- xã hội của mình. Các quốc gia đã và đang tìm mọi biện pháp để thực hiện công việc này. Một trong số những biện pháp đó là quản lý bằng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai- Đây là một biện pháp quan trọng, hữu hiệu để quản lý và khai thác tốt nguồn tài nguyên đất. Ở nước ta, công tác quy hoạch sử dụng đất đai được nhà nước coi trọng trong Hiến Pháp nước Cộng hoà XHCN Việt Nam năm 1992 nêu rõ: “Nhà nước thống nhất quản lý toàn bộ đất đai theo quy hoạch và pháp luật, đảm bảo sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả”. Tuy nhiên, kết quả đạt được trên thực tiễn vẫn chưa thực sự tương xứng. Một trong những nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này chính là do xuất phát từ việc chúng ta vẫn chưa có được một khung pháp luật chặt chẽ và thống nhất để điều chỉnh vấn đề này. Xuất phát từ tầm quan trọng đó nên công tác nghiên cứu chế định Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong hệ thống pháp luật đất đai và thực tiễn triển khai trên thực tế đặt ra rất cấp bách và cần thiết, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay khi chúng ta đang lấy ý kiến dự thảo sửa đổi, bổ sung Luật Đất đai 2003 và xây dựng Luật Quy hoạch sử dụng đất tác giả đã chọn đề tài “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện các quy định của Luật đất đai 2003 về quy hoạch, kế hoạch về sử dụng đất” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu: Trong đề tài này làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và lịch sử của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Đặc biệt đi sâu đánh giá thực trạng các quy định của pháp luật đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và thực tiễn thi hành. Từ việc phân tích, đánh giá những ưu điểm và hạn chế của các quy định pháp luật đất đai hiện hành về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, khóa luận đưa ra định hướng và một số giải pháp nhằm góp phần hoàn thiện pháp luật, đóng góp vào dự thảo Luật đất đai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong thời gian tới. 3. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết yêu cầu mà đề tài đặt ra trong quá trình nghiên cứu khóa luận tác giả đồng thời sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu cơ bản sau đây: - Sợi chỉ đỏ xuyên suốt khóa luận là sử dụng phương pháp Phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh - Bên cạnh đó khóa luận còn sử dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: + Phương pháp luận giải, phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp đối chiếu, so sánh luật học,…được sử dụng trong chương 1 khi nghiên cứu những vấn đề lý luận pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. + Phương pháp phân tích, phương pháp đánh giá, phương pháp bình luận, so sánh, liệt kê,…được sử dụng ở chương 2 khi nghiên cứu thực trạng pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật Đất đai 2003. + Phương pháp bình luận, phương pháp tổng hợp, phương pháp quy nạp, phương pháp diễn giải,…được sử dụng ở chương 3 khi đưa ra một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. 4. Về bố cục, Khóa luận gồm các phần: Mục lục, lời mở đầu, nội dung chính, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Trong đó phần nội dung chính bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lí luận chung về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Chương 2: Thực trạng pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trong Luật đất đai 2003 Chương 3: Định hướng và một số giải pháp hoàn thiện các quy định của Luật đất đai năm 2003 về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Mặc dù có nhiều cố gắng và dành nhiều tâm huyết cho khóa luận nhưng do hạn chế của bản thân, thời gian, nguồn tài liệu tham khảo cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy giáo, cô giáo và các bạn để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 508
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 50
👁 Lượt xem: 644
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 814
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 410
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 557
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 1120
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 868
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 1246
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 791
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 1129
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 307
⬇ Lượt tải: 17