Mã tài liệu: 71124
Số trang: 28
Định dạng: docx
Dung lượng file: 143 Kb
Chuyên mục: Luật đất đai
Việt Nam đang tự tin bước đi trên con đường hội nhập nền kinh tế thế giới song không vì thế mà không phải đối đầu với các nguy cơ thách thức. Trong khi các nước mải lo phát triển kinh tế thì Việt Nam còn phải dồn sức vào các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Cho đến khi những chiến thắng vẻ vang lập lại hoà bình trên đất nước, ta đã bị họ bỏ xa hàng chục, thậm chí hàng trăm năm phát triển. Phải bắt đầu từ những đống đổ nát của chiến tranh, lại thêm việc duy trì quá lâu cơ chế kinh tế kế hoạch hóa, tập trung, quan liêu, bao cấp, Việt Nam trước Đổi mới đích thị là một nước nghèo nàn lạc hậu. Mặc dù cho đến nay, sau gần 20 năm thực hiện công cuộc Đổi mới, đời sống của người dân không ngừng được cải thiện, mọi vùng quê không ngừng thay da đổi thịt, vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế được nâng cao, chúng ta vẫn không thể không thấy những khó khăn to lớn. Việc phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường bên cạnh những mặt tích cực góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển của đất nước vẫn còn bộc lộ không ít mặt tiêu cực, hạn chế, cần phải khắc phục.
Làm sao để tận dụng được thời cơ, đẩy lùi nguy cơ thách thức, vững bước trên con đường xã hội chủ nghĩa? Làm sao để có được thế chủ động trong quá trình hội nhập trong khi ta vẫn tuân thủ nghiêm ngặt những quy định quốc tế? Làm sao để phát huy nội lực, để bảo vệ được lợi ích của mình trong quá trình đó, vốn có nhiều mật ngọt mà cũng có không ít những cạm bẫy? Kẻ chiến thắng trên lưng ngựa chưa chắc đã chiến thắng dưới mình ngựa. Vậy phải làm sao để một Việt Nam vốn đã chiến thắng các thế lực ngoại xâm lại vẫn có thể chiến thắng trong thời bình, đó không phải là bài toán có thể tìm ra ngay lời giải.
Để hội nhập thành công, chúng ta phải có những con người mới-cường tráng về thể lực, dẻo dai về trí lực, có khả năng nắm bắt, đón đầu công nghệ để từ đó có khả năng làm chủ thời cuộc. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trước hết phải xây dựng con người xã hội chủ nghĩa”. Con người là tài sản quý giá của mọi quốc gia dân tộc. Một trong số rất nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết là lao động Việt Nam trong tiến trình hội nhập nền kinh tế thế giới. Người lao động Việt Nam cần phải có những phẩm chất gì để đáp ứng nhu cầu thời đại? Chúng ta cần có một cơ cấu đào tạo thế nào để không ngừng nâng cao chất lượng lao động, tăng khả năng cạnh tranh của lao động Việt Nam trên các thị trường lao động trong nước và quốc tế?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 828
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 628
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 612
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 27
👁 Lượt xem: 514
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 2157
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 2164
⬇ Lượt tải: 27
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 17