Mã tài liệu: 128937
Số trang: 121
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Hợp đồng
Bắt đầu từ thế kỷ XX, “dân chủ” trở thành khái niệm phổ biến nhất của nhân loại và “dân chủ” luôn được các nhà lý luận và hoạt động chính trị- xã hội quan tâm và đề cập. Ngày nay, không có một tổ chức, phong trào chính trị- xã hội hay một luận thuyết triết học chính trị nào lại không đề cập đến vấn đề dân chủ mà không sử dụng thuật ngữ này trong mục đích cương lĩnh hành động của mình.
Trong số các giá trị lớn của nhân loại, dân chủ là một hiện tượng chính trị- pháp lý phức tạp đầy mâu thuẫn. Nó phản ánh một nhu cầu cơ bản xuyên suốt lịch sử, đặc biệt ngày càng tăng trong đời sống xã hội hiện tại. Tính phức tạp của dân chủ được quy định, trước hết bởi nó là nhu cầu của con người với tính cách loài, mặt khác, trong quá trình phát triển, dân chủ luôn là nhu cầu, phương tiện của các giai cấp, tập đoàn xã hội nào đó nhằm xác lập đặc quyền (đối với giai cấp thống trị), hoặc là đấu tranh xác lập mặt bằng về quyền (đối với các giai cấp, tầng lớp xã hội khác).
Lịch sử dân chủ cho thấy, để đạt tới những giá trị chung, phổ biến, dân chủ gắn liền và phát triển thông qua các nền dân chủ với tên gọi và giai cấp đại diện khác nhau (dân chủ cổ đại gắn liền với việc xuất hiện Nhà nước Aten vào thế kỷV trước công nguyên, dân chủ của chủ nghĩa tự do cổ điển vào cuối thế kỷ XVIII- đầu thế kỷ XIX, nền dân chủ đa số của Rút- xô, nền dân chủ XHCN kế thừa và chọn lọc những nguyên tắc quan trọng nhất của dân chủ tập thể của Rút- xô, nền dân chủ đa nguyên hiện đại của các nước tư bản phát triển).
Cũng như nhân quyền, dân chủ là một khái niệm đầy mâu thuẫn: vừa bao hàm giái trị chung, phổ biến đồng thời vừa chứa đựng những yếu tố đặc quyền, mang tính giai cấp. Quá trình phát triển dân chủ, về thực chất là quá trình đấu tranh, hạn chế dần sự đặc quyền, từ dân chủ ít phổ biến đến những hình thức dân chủ phổ biến hơn. Chính vì vậy, dân chủ là khái niệm gắn liền với nhà nước và quyền lực nhà nước, không thể nói đến dân chủ tách rời, bên ngoài vấn đề nhà nước.
Hồ Chí Minh, người sáng lập ra nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà, trong một bài viết ngày 14.10.1949 đã khẳng định: "Nước ta là nước dân chủ. Bao nhiêu lợi ích đều vì dân. Bao nhiêu quyền hạn đều của dân. Công việc đổi mới, xây dựng là trách nhiệm của dân. Sự nghiệp kháng chiến kiến quốc là công việc của dân. Chính quyền từ xã đến Chính phủ trung ương do dân cử ra. Đoàn thể từ Trung ương đến xã do dân tổ chức nên. Nói tóm lại, quyền hành và lực lượng đều nơi dân”.
kết cấu chuyên đề:
Chương 1
Dân chủ và vai trò của nhà nước trong việc thực hiện dân chủ
Chương 2
thực trạng và giải pháp nhằm nâng cao vai trò nhà nước trong việc thực hiện dân chủ
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 122
👁 Lượt xem: 648
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 637
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 579
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 138
👁 Lượt xem: 1002
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 666
⬇ Lượt tải: 24
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 665
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 562
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 72
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 25579
⬇ Lượt tải: 42
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 121
👁 Lượt xem: 636
⬇ Lượt tải: 16