Mã tài liệu: 117490
Số trang: 113
Định dạng: docx
Dung lượng file: 461 Kb
Chuyên mục: Hợp đồng
Quá trình toàn cầu hoá, trước hết là toàn cầu hoá về kinh tế đã ảnh hưởng mạnh mẽ với sự quốc tế hoá của TTCK. Ngày nay, TTCK không chỉ tồn tại ở các nước công nghiệp phát triển lâu đời mà nó còn có vị thế to lớn ở nhiều nước đang phát triển và mới phát triển, trở thành biện pháp quan trọng để lưu thông vốn.
ở Việt Nam, từ khi chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung sang cơ chế xã hội chủ nghĩa đã đặt ra yêu cầu phải hình thành và phát triển từng bước TTCK và quan điểm này đã được thể hiện trong các văn kiện chính thức của Đảng và Nhà nước. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra yêu cầu chuẩn bị các điều kiện cần thiết để từng bước xây dựng TTCK phù hợp với điều kiện và định hướng phát triển kinh tế-xã hội của đất nước. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này, Chính phủ đã tiến hành hàng loạt các bước chuẩn bị để thành lập và đưa vào vận hành TTCK. Với việc chủ động xây dựng khung pháp lý, xâydựng mô hình TTCK, tạo dựng bộ máy QLNN chuyên ngành, thành lập các cơ quan tổ chức thị trường và chuẩn bị các điều kiện cần thiết khác mà bước đi đầu tiên là thành lập TTGDCK Tp.HCM, tháng 7/2000, TTCK nước ta chính thức ra đời và đi vào hoạt động, mở ra kênh huy động vốn trung và dài hạn mới cho nền kinh tế, phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. Sự góp mặt của TTCK ở Việt Nam còn là một sự bổ xung hoàn chỉnh cho một cấu trúc thị trường tài chính theo hướng phát triển nền tài chính phù hợp với chính sách xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và thêm một lần nữa khẳng định đường lối nhất quán của Đảng phù hợp với xu hướng quốc tế hoá và đưa nền kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế.
TTCK Việt Nam không hình thành một cách tự phát mà xuất phát từ chủ trương của Đảng và Nhà nước. Nhà nước đóng vai trò là người xây dựng và tạo lập thị trường. Bởi vậy Nhà nước cũng là chủ thể quản lý mọi hoạt động của TTCK theo yêu cầu của các quy luật kinh tế, đảm bảo tính công khai, minh bạch của thị trường. Đó là yêu cầu mang tính khách quan, xuất phát từ chức năng nhiệm vụ QLNN. Qua gần 7 năm hoạt động, trước sự chuyển biến tích cực của TTCK Việt Nam trong thời gian qua, hoạt động QLNN đối với TTCK đã có những bước tiến đáng kể, trong đó phải kể đến động thái hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tạo hàng hoá cho thị trường, xây dựng và vận hành các SGDCK, TTGDCK, thành lập TTLKCK,…
Kết cấu đề tài:
Chương I: Cơ sở lý luận chung về TTCK và QLNN đối với TTCK
Chương II : Thực trạng QLNN đối với TTCK Việt Nam .
ChươngIII : Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác QLNN đối với TTCK Việt Nam
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 857
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 619
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 216
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 734
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 66
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 782
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 131
👁 Lượt xem: 1007
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 477
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 465
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 664
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 105
👁 Lượt xem: 1139
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem