Tìm tài liệu

Giao duc phap luat cho dong bao nguoi Cham o tinh Ninh Thuan hien nay

Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay

Upload bởi: vip_pro89

Mã tài liệu: 236278

Số trang: 96

Định dạng: pdf

Dung lượng file: 482 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nói riêng giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi cán bộ, mỗi người dân có nắm vững kiến thức pháp luật thì mới phát huy được tinh thần làm chủ của bản thân, góp phần quản lý xã hội bằng pháp luật. Từ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V đến nay, Đảng ta đã liên tục khẳng định vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phổ biến giáo dục pháp luật. Quan điểm coi trọng công tác giáo dục pháp luật được thể hiện nhất quán và ngày càng rõ nét. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII khẳng định:

Triển khai mạnh mẽ công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật, huy động các đoàn thể chính trị, xã hội, nghề nghiệp, các phương tiện thông tin đại chúng tham gia vào đợt vận động thiết lập trật tự kỷ cương và các hoạt động thường xuyên xây dựng nếp sống và làm việc theo pháp luật trong các cơ quan nhà nước và trong xã hội [16, tr. 241].

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX tiếp tục khẳng định việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật phải đi đôi với công tác tuyên truyền và giáo dục pháp luật đó là: "Đổi mới và hoàn thiện quy trình xây dựng luật, ban hành và thực thi pháp luật, trong đó chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật và tổ chức thi hành pháp luật một cách nghiêm minh" [17, tr. 239].

Thể chế hóa quan điểm do Đảng đề ra, nhiều văn bản pháp luật về giáo dục pháp luật đã được Nhà nước ban hành. Ngày 17/1/2003, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 13/2003/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ 2003 đến 2007. Ngày 16/12/2004 Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 214/2004/QĐ-TTg phê duyệt chương trình hành động quốc gia về phổ biến, giáo dục pháp luật và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ nhân dân ở xã phường thị trấn từ năm 2005 đến 2010 .

Trên cơ sở đó, thời gian qua công tác giáo dục pháp luật nói chung, giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nói riêng đã đạt được nhiều kết quả đáng kể, góp phần nâng cao trình độ hiểu biết về pháp luật, nâng cao văn hóa pháp lý trong nhân dân, bước đầu tạo dựng ổn định trong lối sống, làm việc theo Hiến pháp và pháp luật ở các đối tượng cụ thể. Tuy nhiên, cho đến nay, so với nhu cầu thực tiễn, công tác giáo dục pháp luật vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế, nhất là giáo dục pháp luật cho các đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người (trong đó có vùng đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận).

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, đời sống vật chất cũng như ý thức pháp luật của đồng bào vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người nói chung, vùng đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận nói riêng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, là dân tộc thiểu số với đặc điểm khá đặc biệt xét trên phương diện lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng tôn giáo, dân tộc Chăm ở Ninh Thuận (chủ yếu sống ở vùng nông thôn) còn nghèo, họ quan tâm đến nhu cầu tìm kiếm cơm ăn, áo mặc hơn nhu cầu tiếp xúc các tri thức văn hóa, chuẩn mực xã hội trong đó có pháp luật. Mặt khác, phong tục, tập quán nói chung và luật tục nói riêng trong cộng đồng người Chăm rất đa dạng, pháp luật trong một số lĩnh vực hầu như "vắng bóng" trong cộng đồng người Chăm. Luật tục ảnh hưởng sâu sắc, trong đó có những luật tục tốt mang ý nghĩa tích cực cần được phát huy và cả những hủ tục lạc hậu, nặng nề cần được loại bỏ để phù hợp với đời sống hiện nay. Bởi vậy, quan tâm giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận nói riêng là vấn đề vô cùng quan trọng.

Với những lý do trên, việc nghiên cứu "Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay" là vấn đề cần thiết có ý nghĩa lý luận và thực tiễn thiết thực.

2. Tình hình và phạm vi nghiên cứu của luận văn

2.1. Tình hình nghiên cứu

Trong giai đoạn hiện nay, giáo dục pháp luật là vấn đề hết sức quan trọng. Việc nghiên cứu về giáo dục pháp luật dưới góc độ khoa học pháp lý được các nhà khoa học Việt Nam rất quan tâm. Cho đến nay có nhiều công trình nghiên cứu về giáo dục pháp luật của tập thể, cá nhân đã được công bố.

Tìm hiểu các công trình đã được công bố trong nước và nước ngoài cho thấy, mặc dù giáo dục pháp luật được đề cập dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau, song về cơ bản bao gồm các nhóm vấn đề sau:

Nhóm 1: Nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, gồm khái niệm, mục đích, đối tượng, nội dung, hình thức của giáo dục pháp luật. Điều này được minh chứng qua các công trình khoa học:

Giáo dục ý thức pháp luật để tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa và xây dựng con người mới, Phùng Văn Tửu, Tạp chí Giáo dục lý luận, số 4/1985.

Giáo dục ý thức pháp luật, Nguyễn Trọng Bích, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 4/1989.

Cơ sở khoa học của việc xây dựng ý thức pháp luật và lối sống theo pháp luật, Đề tài khoa học cấp nhà nước, mã số KX.07-17, Viện Nhà nước và pháp luật - Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn chủ trì.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong thời kỳ đổi mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, mã số 92-98-223-ĐT của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.

Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về giáo dục pháp luật trong công cuộc đổi mới, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 1994, mã số 92-98-223-ĐT, của Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý - Bộ Tư pháp.

Bàn về giáo dục pháp luật, Trần Ngọc Đường và Dương Thanh Mai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995.

Xã hội hóa công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong tình hình mới, Hồ Việt Hiệp, Tạp chí Dân chủ và pháp luật, số 9/2000.

Nhóm 2: Nghiên cứu giáo dục pháp luật đối với các đối tượng cụ thể nhằm lý giải những đặc thù và tìm kiếm các giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục pháp luật cho từng đối tượng. Được thể hiện qua các công trình sau:

Giáo dục pháp luật cho nhân dân, Nguyễn Ngọc Minh, Tạp chí Cộng sản, số 10, 1983.

Nâng cao ý thức pháp luật của đội ngũ cán bộ quản lý hành chính ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ của Lê Đình Khiên, 1993.

Tìm kiếm mô hình phổ biến, giáo dục pháp luật có hiệu quả trong một số dân tộc ít người, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ Tư pháp, 1995.

Giáo dục pháp luật trong các trường trung học chuyên nghiệp và dạy nghề ở nước ta hiện nay, Luận án Phó tiến sĩ của Đinh Xuân Thảo, 1996.

Giáo dục pháp luật qua hoạt động tư pháp ở Việt Nam, Luận án Phó tiến sĩ của Dương Thị Thanh Mai, 1996.

Giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Khơme Nam Bộ, Luận văn thạc sĩ Luật học của Lê Văn Bền, 1998.

Bộ đội Biên phòng với việc giáo dục pháp luật cho đồng bào khu vực biên giới ở Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Văn Trưởng, 1998.

Đổi mới giáo dục pháp luật trong hệ thống các trường chính trị ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 2000.

Giáo dục pháp luật trong các trường sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Trung Nghĩa, 2000.

Thực trạng và phương hướng đổi mới giáo dục pháp luật hệ đào tạo trung học chính trị ở nước ta hiện nay, Luận văn thạc sĩ Luật học của Đặng Ngọc Hoàng, 2000.

Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ít người ở tỉnh Đắk Lắk - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ Luật học của Phạm Hàn Lâm, 2001.

Nhóm 3: Nghiên cứu giáo dục pháp luật trong mối quan hệ với các nội dung khác.

Ý thức pháp luật và giáo dục pháp luật ở Việt Nam, Luận án phó tiến sĩ Luật học của Nguyễn Đình Lộc, 1987.

Giáo dục ý thức pháp luật với việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, Luận án phó tiến sĩ Luật học của Trần Ngọc Đường, 1988.

Nhìn chung các công trình nghiên cứu khoa học của tập thể, cá nhân, các bài viết của các tác giả từ trước đến nay về giáo dục pháp luật đã đóng góp rất nhiều các vấn đề cơ bản cả về vấn đề lý luận và thực tiễn dưới nhiều góc độ khác nhau về giáo dục pháp luật. Tuy nhiên, có thể nói rằng, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ và có hệ thống về giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc Chăm nói chung và giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc chăm ở Ninh Thuận nói riêng. Vì vậy, đây là đề tài đầu tiên nghiên cứu có hệ thống vấn đề giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm trên địa bàn Ninh Thuận.

2.2. Phạm vi nghiên cứu

- Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng và giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.

- Luận văn giới hạn thời gian nghiên cứu từ 1999 đến nay. Tức là từ khi có Nghị quyết liên tịch số 01/1999/NQLT/TP-VHTT-NNPTNT-DTMN-ND ngày 07/9/1999 về phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người.

3. Mục đích, nhiệm vụ của luận văn

3.1. Mục đích

Trên cơ sở phân tích lý luận và đánh giá thực trạng giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở Ninh Thuận, đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay.

3.2 Nhiệm vụ

Để thực hiện mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

- Trên cơ sở phân tích một số vấn đề lý luận chung về giáo dục pháp luật, luận văn phân tích rõ đặc điểm và vai trò giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm.

- Nghiên cứu, đánh giá thực trạng, phân tích nguyên nhân thực trạng của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh thuận.

- Đề xuất phương hướng, giải pháp nhằm tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận hiện nay.

4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng về xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, về giáo dục pháp luật nói chung và cho đối tượng là dân tộc thiểu số nói riêng.

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu của chủ nghĩa duy vật biện chứng với các phương pháp: lịch sử - cụ thể, phân tích, tổng hợp, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khác: thống kê, so sánh, điều tra xã hội học .

5. Những đóng góp mới của luận văn

Luận văn là chuyên khảo đầu tiên nghiên cứu có hệ thống và tương đối toàn diện về giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm ở Ninh Thuận, nêu được khái niệm và đặc trưng giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm. Vì vậy, luận văn có những đóng góp khoa học cụ thể sau: Luận văn đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để tăng cường công tác giáo dục pháp luật cho đối tượng đặc thù là đồng bào Chăm ở Ninh Thuận.

6. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

- Luận văn góp phần làm phong phú thêm kho tàng lý luận về giáo dục pháp luật, làm rõ tính đặc thù của công tác giáo dục pháp luật cho đồng bào Chăm sinh sống ở Việt Nam.

- Luận văn góp phần nâng cao nhận thức và trách nhiệm chỉ đạo tổ chức hoạt động thực tiễn của các cơ quan đảng và nhà nước trong việc giáo dục pháp luật cho đồng bào dân tộc thiểu số nói chung ở Ninh Thuận và đồng bào dân tộc Chăm ở Ninh Thuận nói riêng. Đồng thời là tài liệu cho việc hoạch định chính sách đối với đồng bào dân tộc Chăm.

7. Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương, 7 tiết

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay
  • Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở ...

Upload: bogiasg

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 297
Lượt tải: 16

Giáo dục pháp luật cho nhân dân các dân tộc ...

Upload: tinhthamduyenque1902

📎 Số trang: 110
👁 Lượt xem: 952
Lượt tải: 16

Hoàn thiện chương trình giáo dục pháp luật ...

Upload: vvfc140408

📎
👁 Lượt xem: 539
Lượt tải: 16

Giáo dục quyền con người quyền công dân ở ...

Upload: camry2002se

📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 605
Lượt tải: 18

Thực trạng tuyên truyền phổ biến giáo dục ý ...

Upload: kimdonguc

📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 560
Lượt tải: 24

Công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp ...

Upload: thanhvnj

📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 333
Lượt tải: 17

Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa hiện ...

Upload: vuongduyminh

📎 Số trang: 18
👁 Lượt xem: 365
Lượt tải: 24

Nguyên tắc đảm bảo tính khách quan trong ...

Upload: bi04virgo

📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 493
Lượt tải: 16

Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến ...

Upload: vuonghv

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 367
Lượt tải: 16

Thực trạng những quy định về người bào chữa ...

Upload: tuanddbn

📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 412
Lượt tải: 16

Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Upload: quynh_nhu1272

📎 Số trang: 276
👁 Lượt xem: 904
Lượt tải: 20

Áp dụng pháp luật ở Việt Nam hiện nay

Upload: thangdd88

📎 Số trang: 276
👁 Lượt xem: 3996
Lượt tải: 24

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở ...

Upload: vip_pro89

📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 431
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, công tác phổ biến giáo dục pháp luật nói chung và công tác phổ biến giáo dục pháp luật cho cán bộ, nhân dân ở nông thôn, vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc pdf Đăng bởi
5 stars - 236278 reviews
Thông tin tài liệu 96 trang Đăng bởi: vip_pro89 - 22/03/2025 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 22/03/2025 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở tỉnh Ninh Thuận hiện nay