Tìm tài liệu

Ching sach giao duc cua nuoc ta theo hien phap va luat giao duc hien hanh

Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành

Upload bởi: vuonghv

Mã tài liệu: 253676

Số trang: 14

Định dạng: doc

Dung lượng file: 86 Kb

Chuyên mục: Luật

Info

MỞ BÀI

Hồ chủ tịch đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trông người”. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, nhà nước ta đã chú trọng đến công tác giáo dục, thể hiện cụ thể trong các sắc lệnh như Sắc lệnh số 17 ngày 8/9/1945 đặt ra bình dân học vụ, Sắc lệnh số 20 ngày 8/9/1945 định rằng từ nay việc học chữ quốc ngữ là bắt buộc và không mất tiền, Sắc lệnh số 146 ngày 10/8/1946 đặt những nguyên tắc căn bản của nền giáo dục mới, Trong thời đại hiện nay, khi mà cả thế giới đang hướng đến nền kinh tế tri thức thì vấn đề chính sách phát triển giáo duc của nhà nước càng cần được chú trọng hơn nữa. Một trong những tiêu chí quan trọng đánh giá sự phát triển của một nước là nền giáo dục của nước đó. Nắm bắt được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra những quan điểm về phát triển giáo dục, thể chế hóa nó thành pháp luật, biểu hiện ngay trong Hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước. Hiến pháp mới nhất của nhà nước ta, Hiến pháp 1992, đã thể hiện những chính sách cơ bản của Nhà nước ta đối với sự nghiệp phát triển giáo dục hiện nay.

NỘI DUNG

I/ MỤC ĐÍCH CỦA NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM

Theo Điều 35 Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa XHCN Việt Nam sửa đổi 2001: “Nhà nước và xã hội phát triển nền giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.”

Cho đến nay chính sách của nền giáo dục Việt Nam luôn thể hiện nhất quán tư tưởng vì con người, giải phóng con người, tạo điều kiện để mỗi người có thể chủ động làm chủ bản thân và làm chủ xã hội chủ nghĩa bằng năng lực và trí tuệ của mình. Việc xác định rõ ràng mục đích của nền giáo dục được ghi nhận trong Hiến pháp sẽ tạo cơ sở cho việc triển khai tốt tư tưởng tất cả vì mục tiêu con người ấy.

Thứ nhất, mục đích nâng cao dân trí. Đây là mục đích đầu tiên của nền giáo dục Việt Nam bởi lẽ học vấn là cái gốc của văn hóa. Như chủ tịch Hồ Chí Minh – một nhà văn hóa lớn của dân tộc từng nói: “một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Vì vậy tôi đề nghị mở một chiến dịch chống nạn mù chữ.” Theo Bác dốt cũng là một thứ giặc – một thứ giặc nguy hiểm mà đồng bào ta phải chống lại, nên sau Cách mạng tháng Tám Nhà nước ta đã phát động các phong trào để xóa nạn mù chữ như bình dân học vụ, bổ túc văn hóa Nhờ đó mà nước ta từ trên 90% dân số mù chữ, sau cuộc vận động bình dân học vụ trong giai đoạn từ 1946 đến 1954 có 10,5 triệu người trong tổng số khoảng 35 triệu người thoát nạn mù chữ.

Vấn đề mở mang dân trí không những là trách nhiệm của nhà nước mà còn là nghĩa vụ của người dân. Cho đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành về vấn đề học tập của người dân như Luật phổ cập giáo dục tiểu học 1991, Nghị quyết số 41 của Quốc hội về thực hiện phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào năm 2010, Luật giáo dục 2005

Thứ hai, giáo dục còn nhằm mục đích đào tạo nhân lực cho đất nước. Dân số đông, nguồn nhân lực dồi dào là một thế mạnh của nước ta. Song để phát huy tốt nhất thế mạnh đấy vấn đề quan trọng là phải đào tạo nguồn nhân lực – đó phải là những người lao động mới không những có sức khỏe mà còn cần có tri thức, có đạo đức. Vì vậy để nguồn nhân lực có thể phục vụ tốt nhất cho sự nghiệp đất nước thì họ cần được đào tạo từ thành những công nhân có tay nghề cao đến những người quản lý có trình độ và năng lực

Thứ ba, giáo dục còn nhằm bồi dưỡng nhân tài. Khi viết về mục đích các khoa thi nho học, Thân Nhân Trung từng viết “ Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí thịnh thì thế nước mạnh mà hưng thịnh, nguyên khí suy thì thế nước yếu mà thấp hèn.” Hiền tài, đó là những hạt nhân của nền giáo dục, là những con người có phẩm chất, có năng lực, trí tuệ hơn người, họ cũng chính là những đầu tàu trong tương lai sẽ đưa đất nước đi lên mạnh mẽ nếu được phát hiện và được quan tâm kịp thời. Chính vì vậy nền giáo dục cần có những chính sách ưu tiên và tạo điều kiện đặc biệt để giúp họ có thể được nghiên cứu học tập và sáng tạo một cách tốt nhất.

II/ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC THEO HIẾN PHÁP 1992

1.Giáo dục là quốc sách hàng đầu:

Trước tiên, chúng ta cần xác định thế nào là quốc sách hàng đầu. Quốc sách hàng đầu: là những chính sách trọng tâm có vai trò chính yếu của nhà nước, luôn dành dược sự ưu tiên hàng đầu, quan tâm đặc biệt của nhà nước, được thể hiện qua một loạt các chính sách, các biện pháp và phạm vi thực hiện và nguồn ngân sách chi cho chính sách đó.

Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. Vậy tại sao giáo dục đào tạo lại có tầm quan trọng đến chiến lược phát triển đất nước như vây?

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người.

Do đó giáo dục- đào tạo có tác dụng to lớn đến toàn bộ đời sống vật chất và đời sống tinh thần của xã hội. Phát triển giáo dục - đào tạo là cơ sở để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế-xã hội, chiến lược con người của Đảng và Nhà nước ta.

Chính sách giáo dục là quốc sách hàng đầu được thể hiện ngay trong Điều 35 của Hiến pháp 1992: “giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu”, đến Hiến pháp 1992 sửa đổi năm 2001 thì sửa thành: “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, ngay trong quy định của Hiến pháp, Đảng và Nhà nước ta đã xác định tầm quan trọng của giáo dục. Theo quan điểm của nhà nước ta, không có sự đầu tư nào mang lại nhiều lợi ích như đầu tư cho giáo dục, bởi giáo dục là hoạt động mà qua đó hình thành nên nhân cách của công dân, đào tạo nên những người lao động có nghề, năng động và sáng tạo, là tiền đề cho sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.

2. Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục

Một trong những chính sách giáo dục của nước ta được ghi nhận trong hiến pháp năm 1992 đó là: Nhà nước thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân về mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử và hệ thống văn bằng (Điều 36 Hiến pháp năm 1992).

Hệ thống giáo dục quốc dân của một nước là toàn bộ các cơ quan chuyên trách việc giáo dục và đào tạo cho thanh thiếu niên và công dân của nước đó. Những cơ quan này liên kết chặt chẽ với nhau tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh và cân đối trong hệ thống xã hội, được xây dựng theo những nguyên tắc nhất định về tổ chức giáo dục và đào tạo nhằm đảm bảo thực hiện được chính sách của quốc gia trong lĩnh vực giáo dục quốc dân.

Việc thống nhất quản lí hệ thống giáo dục quốc dân đã được ghi nhận trong các bản Hiến pháp của nước ta từ trước đến nay. Hiến pháp năm 1946 có quy định tại Điều 15 như sau: “trường tư được mở tự do và phải dạy theo chương trình Nhà nước”. Tại Điều 41 Hiến pháp năm 1980 có quy định: “sự nghiệp giáo dục do Nhà nước thống nhất quản lý”. Có thể nhận thấy rằng: các bản Hiến pháp trước Hiến pháp năm 1992 không quy định cụ thể chính sách này của Nhà nước. Thế nhưng, đến Hiến pháp năm 1992 thì chính sách này đã được ghi nhận một cách cụ thể hơn, đầy đủ hơn về những vấn đề cần phải quản lý thống nhất như mực tiêu, chương trình, nội dung , kế hoạch giáo dục, tiêu chuẩn giáo viên, quy chế thi cử, hệ thống văn bằng. Những vấn đề này đã được cụ thể hóa ở Luật giáo dục 2005 và các văn bản pháp quy khác.

3. Nhà nước đảm bảo phát triển cân đối hệ thống giáo dục.

Hệ thống giáo dục có thể hiểu là toàn bộ các bậc của nền giáo dục, bao gồm bậc mầm non, tiểu học, trung học, đại học, sau đại học, gồm cả giáo dục quốc lập, dân lập, bán công, dạy nghề, , tồn tại trong một thể thống nhất, thể hiện sự phát triển tương ứng của giáo dục với sự phát triển của con người từ khi còn là một đứa trẻ đến khi trưởng thành. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là quan tâm đầu tư phát triển tất cả các bậc giáo dục ở tất cả các hình thức giáo dục, tạo nên mối tương quan hài hòa giữa các bộ phận của hệ thống.

Điều 36 luật hiến phấp 1992 của nước CHXH chủ nghĩa VN quy định :

“ nhà nước phát triển cân đối hệ thống giáo dục: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học và sau đại học”

Hiến pháp nước ta quy định cụ thể như vậy bởi xuất phát từ mục tiêu của giáo dục là hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân . Đồng thời xuất phát từ quan điểm của CN Mác-LêNin: nhận thức của con người là 1 quá trình từ thấp đến cao, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện cao hơn, việc giáo dục phải được tiến hành từ thuở còn thơ cho đến khi lớn lên và trưởng thành . Nhận thức đầu tiên của con người về thế giới xung quanh rất quan trọng để hình thành nhân cách.

Vì thế cho nên việc xây dựng hệ thống giáo dục sao cho phù hợp là hết sức cần thiết. Không chỉ nên quan tâm đến giáo dục của từng cấp, từng ngành mà nên quan tâm tới toàn bộ hệ thống. Tâm lý học ngày nay đã xác định rằng: đứa trẻ từ sơ sinh đến 5 tuổi đã đặt xong nền móng đầu tiên cho tính tình của nó và những nét tính cách đó sẽ đi theo mãi cho đến khi nó trưởng thành. Vậy nên việc giáo dục mầm non có ý nghĩa đặc biết quan trọng, bởi khi đứa trẻ được đến trường thì sẽ giúp trẻ có những nhận thức đầu tiên về xã hội; ở đó trẻ không phải là trên hết, không được cưng chiều như ở nhà mà trẻ sẽ được tiếp xúc với các bạn, các thầy cô giáo, trẻ sẽ được dạy các cách ứng sử cơ bản, bổ trợ thêm những điều cha mẹ dạy ở nhà. Vì vậy việc phát triển giáo dục mầm non là rất cần thiết.

Tuy nhiên , để hình thành 1 con người là cả 1 quá trình dài trong đó giáo dục là 1 điều kiện cần mà mỗi người thì luôn phát triển và trải qua nhiều cấp học khác nhau, hết mầm non là đến giáo dục phổ thông; giáo dục phổ thông là 1 bước đệm quan trọng cung cấp những kiến thức cơ bản tối thiểu cho mỗi người, ở cấp học này sẽ giúp mọi người xác định hướng đi cho mình: một là tiếp tục hoc lên đại học, hai là học nghề. Còn giáo dục đại học và sau đại học chính là nơi cung cấp những kiến thức cơ sở ngành nghề cho mỗi người để họ có hành trang bước vào lao động sản xuất, xây dựng đất nước.

Như vậy có thể thấy mỗi cấp học, ngành học đều đóng một vai trò và tầm quan trọng riêng, bổ trợ lẫn nhau trong công tác giáo dục, đào tạo những con người Việt Nam có đầy đủ tri thức và phát triển một cách toàn diện. Vì vậy mà cần phải phát triển cân đối hệ thống giáo dục. Phát triển cân đối hệ thống giáo dục là một chính sách hợp lí mang tầm chiến lược và đúng dắn nhất là trong giai đoạn hiện nay.

4.Giáo dục là sự nghiệp toàn dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm sự nghiệp giáo dục và chỉ rõ: "Nhiệm vụ giáo dục rất quan trọng và vẻ vang ., xây dựng kinh tế, không có cán bộ không làm được. Không có giáo dục, không có cán bộ thì cũng không nói gì đến kinh tế, văn hóa" Người còn nói: Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu. Ngay sau Cách mạng tháng Tám, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt vấn đề chống nạn dốt là vấn đề cấp bách số hai sau vấn đề chống nạn đói của Nhà nước lúc bấy giờ. Bởi vì "nạn dốt là một trong những phương pháp độc ác mà bọn thực dân dùng để cai trị chúng ta và một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Muốn đưa đất nước thoát khỏi nạn dốt vững mạnh đi lên đòi hỏi phải nhận thức đúng tầm quan trọng của giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân. Sở dĩ phải đặt giáo dục là sự nghiêp toàn dân bởi giáo dục là một hoạt động phức tạp, thường xuyên của đông đảo các tầng lớp nhân dân ở các vùng miền khác nhau, thuộc các độ tuổi khác nhau. Do vậy, để phát triển sự nghiệp giáo dục trong cả nước, nhất thiết phải huy động sức mạnh to lớn của toàn thể nhân dân, huy động mọi nguồn lực đầu tư cho giáo dục. Do đó, giáo dục phải trở thành nhiệm vụ chung của nhà nước cũng như tất cả mọi người dân.

Phát huy tư tưởng tốt đẹp của Bác, Đảng và nhà nước ta đã rất quan tâm chú trọng đầu tư cho giáo dục, coi giáo dục là sự nghiệp hàng đầu của toàn Đảng, toàn dân ta.

Để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân, tại Điều 36 Hiến pháp 1992, Quốc hội đã quy định: “ các đoàn thể nhân dân, trước hết đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình cùng nhà trường có trách nhiệm giáo dục thanh niên, thiếu niên và nhi đồng”. Như vậy, để giáo dục trở thành sự nghiệp toàn dân phải xã hội hóa giáo dục tức là tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào sự nghiệp giáo dục. Phải xây dựng được một cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc học tập và cải thiện môi trường kinh té xã hội lành mạnh thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, phải đa dạng hóa giáo dục để khai thác và sử dụng hiệu quả các nguồn lực xã hội để phát triển giáo dục Nhà nước ta một mặt phải ưu tiên đầu tư giáo dục, mặt khác phải khuyến khích các nguồn đầu tư khác. Nhà nước ban hành các văn bản pháp luật, tổ chức chỉ đạo thực hiện phối hợp với các tổ chức xã hội, các tổ chức kinh tế, gia đình để chống các tệ nạn xã hội tạo ra môi trường thuận lợi cho việc giáo dục.

5.Ưu tiên phát triển giáo dục miền núi và các vùng khó khăn.

Do điều kiện tự nhiên, nước ta có phần lớn diện tích lãnh thổ là miền núi và có một số đảo nhỏ. Điều kiện giao thông ở miền núi, hải đảo còn nhiều khó khăn, dân cư chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số, sự giao lưu về kinh tế, văn hóa còn nhiều hạn chế nên kinh tế còn chậm phát triển, đời sống nhân dân còn nhiều thiếu thốn so với vùng đồng bằng. Bởi vậy, để đưa đất nước phát triển một cách đồng bộ, vững mạnh, nhà nước cần có những chính sách ưu tiên cho phát triển ở các miền núi, các vùng dân tộc thiểu số, các vùng đặc biệt khó khăn.

Do điều kiện còn nhiều thiếu thốn như vậy nên đồng bào miền núi, dân tộc ít người không có điều kiện tiếp xúc với khoa học cong nghệ hiện đại, người dân còn vất vả lo kiếm sống nên vẫn đề giáo dục chưa được quan tâm đúng mức. do đó, trước hết Nhà nước cần thực hiện chính sách xóa đói giảm nghèo, từng bước nâng cao đời sống vật chất, tạo điều kiện nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân. Bên cạnh đó, nhà nước cũng cần có sự ưu tiên về thi cử, chính sách miễn giảm học phí, cấp học bổng, cho học sinh miền núi, vùng dân tộc ít người, vùng dặc biệt khó khăn. Việc đầu tư xây dựng trường, lớp và chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ giáo dục ở miền núi, vùng sâu vùng xa cũng đòi hỏi phải có sự quan tâm, ưu tiên nhất định. Bộ Giáo dục và đào tạo đã có những chính sách hỗ trợ xây dựng trường, lớp, mua sắm trang thiết bị, tài liệu, đồ dùng dạy học cho các vùng còn khó khăn. Chính sách đối với đội ngũ giáo dục ở vùng núi cũng được chú trọng, thể hiện qua Nghị định số 61/2006/NĐ-CP ngày 20/6/2006 của Chính phủ về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác ở trường chuyên biệt, ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn, với nhiều chế độ đãi ngộ nhằm khuyến khích công tác giáo dục ở những vùng khó khăn đó.

III. CHÍNH SÁCH CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI NỀN GIÁO DỤC VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – THỰC TIỄN ÁP DỤNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TRONG GIAI ĐOẠN TỚI.

Hiện nay, cuộc cách mạng khoa học công nghệ phát triển ngày càng nhanh , kinh tế tri thức có vai trò ngày càng nổi bật trong quá trình phát triển lực lượng sản xuất. Trong bối cảnh đó giáo dục đã trở thành nhân tố hàng đầu quyết định sự phát triển nhanh và bền vững của mỗi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng chung đó. Dựa trên cơ sở chủ yếu những nguyên tắc và nội dung cơ bản của chính sách giáo dục theo Hiến pháp 1992 cũng như đường lối của Đảng về phát triển giáo dục; Nhà nước đề ra chính sách giáo dục là những định hướng, những nguyên tắc cơ bản trong việc xác định mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phương pháp giáo dục và tổ chức hệ thống giáo dục, đào tạo phù hợp với yêu cầu và tình hình thực tế của đất nước. Trong quá trình thực hiện chính sách giáo dục trong giai đoạn hiện nay bên cạnh những thành tựu đáng ghi nhận đã đạt được vẫn còn tồn tại nhiều khiếm khuyết, bất cập trong nền giáo dục cần được bổ sung, chỉnh sửa góp phần hoàn thiện chính sách giáo dục cũng như nền giáo dục trong thời gian tới.

· Thực tiễn áp dụng chính sách của Nhà nước đối với nền giáo dục Việt Nam trong giai đoạn hiện nay (từ năm 2000 đến nay)

Đảng và Nhà nước ta luôn đặt giáo dục và đào tạo ở vị trí quan trọng. Nghị quyết Trung ương 2( khóa VIII) đã xác định phát triển giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là nền tảng động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nội dung của Nghị quyết TW 2 (khóa VIII) được toàn Đảng, toàn dân hoan nghênh và tích cực hưởng ứng, mau chóng đi vào cuộc sống, được thể chế hóa trong nhiều chính sách giáo dục và đào tạo của Nhà nước. Sau hơn 12 năm thực hiện, sự nghiệp giáo dục và đào tạo của nước ta đã có những chuyển biến tích cực, đạt được những kết quả quan trọng, về cơ bản đã thực hiện được các mục tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước đề ra.

· Giáo dục và đào tạo đã giữ vững mục tiêu xã hội chủ nghĩa trong nội dung, chương trình và chính sách giáo dục. Đã phát huy được những ảnh hưởng tích cực, hạn chế được tiêu cực của cơ chế thị trường, khuynh hướng thương mại trong giáo dục. Công bằng xã hội trong giáo dục được cải thiện, đặc biệt đối với trẻ em gái, người dân tộc thiểu số và con em các gia đình nghèo, các đối tượng bị thiệt thòi trong xã hội ngày càng được chú trọng. Giáo dục ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa tiếp tục phát triển. Các trường công lập đã giữ được vai trò nòng cốt trong phổ cập giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, các trường ngoài công lập phát triển nhanh về số lượng. Việc phát triển giáo dục và đào tạo gắn liền với phát triển kinh tế - xã hội, khoa học – công nghệ có bước tiến bộ.

· Hệ thống giáo dục quốc dân được hoàn thiện hơn với các cấp, bậc học, độ đào tạo, các loại hình và phương thức giáo dục. Quy mô giáo dục tăng lên nhất là ở bậc đại học và đào tạo nghề. Mạng lưới cơ sở giáo dục được mở đến hầu hết các xã, phường, thị trấn trong toàn quốc. Cả nước đã hoàn thành công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học năm 2000. Đến tháng 12-2008, đã có 43/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, 46/63 tỉnh, thành phố hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở, một số nơi đang thực hiện phổ cập giáo dục phổ thông.

· Việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa, giáo trình ở phổ thông, dạy nghề và đại học đang được tích cực thực hiện, góp phần làm chất lượng giáo dục trên một số mặt chuyến biến theo hướng tích cực. Kiến thức và kĩ năng của học sinh, sinh viên có tiến bộ, tiếp cận với phương pháp học tập mới (như áp dụng thí điểm dạy các môn tự nhiên bằng tiếng Anh ở các trường chuyên – Trung học phổ thông, phương pháp học tín chỉ ở các trường Đại học, Cao đẳng ). Chất lượng đào tạo sau đại học, đại học, đào tạo nghề ở một số ngành đã nâng lên.

· Ngân sách Nhà nước đầu tư cho giáo dục tăng lên đáng kể. Năm 2005 chi cho giáo dục đào tạo chiếm gần 18% tổng chi ngân sách Nhà nước. Việc huy động nguồn lực trong xã hội đầu tư cho giáo dục thông qua chủ trương xã hội hóa đạt hiệu quả khá tốt. Các nguồn đầu tư cho giáo dục ngày càng được kiểm soát và tăng dần hiểu quả sử dụng.

· Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng, đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục.

· Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả quan trọng đã đạt được vẫn còn nhiều nội dung chưa thực hiện được, những hạn chế, khiếm khuyết. Giáo dục và đào tạo chưa thực sự trở thành quốc sách hàng đầu. Mặc dù được tăng đầu tư tài chính nhưng hiệu quả sử dụng chưa cao; công tác tổ chức, các bộ, chế độ, chính sách chậm đổi mới. Chất lượng giáo dục còn thấp và không đồng đều giữa các vùng, miền. Chương trình, giáo trình, phương pháp giáo dục chậm đổi mới, chậm hiện đại hóa; thi cử còn nặng nề, tốn kém. Phổ cập giáo dục trung học cơ sở nhiều nơi chưa vững chắc. Công tác quản lý giáo dục còn nhiều yếu kém, cơ chế quản lý giáo dục chậm đổi mới, chưa theo kịp sự đổi mới trên các lĩnh vực của đất nước. Đạo đức và năng lực của một bộ phận cán bộ quản lý giáo dục còn thấp. Công tác xây dựng đội ngũ nhà giáo chưa đáp ứng yêu cầu. Chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục còn bất cập, chưa đề ra những giải pháp kịp thời, có hiệu quả để khắc phục hạn chế, yếu kém. Định hướng liên kết đào tạo với nước ngoài để xây dựng một nền giáo dục tiên tiến, dân tộc, xã hội chủ nghĩa còn nhiều lúng túng trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế; quản lý sinh viên Việt Nam đang theo học ở nước ngoài còn rất lỏng lẻo.

· Phương hướng phát triển giáo dục giai đoạn 2011 - 2020 ( phấn đấu đến năm 2020 nước ta có một nền giáo dục tiên tiến, mang đậm bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước trong bối cảnh hội nhập quốc tế)

Thứ nhất, cần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, coi trọng giáo dục nhân cách, đạo đức, lối sống cho học sinh, sinh viên, mở rộng quy mô giáo dục hợp lý.

Cần coi trọng cả ba mặt giáo dục: dạy làm người, dạy chữ, dạy nghề; đặc biệt chú ý giáo dục lý tưởng, phẩm chất đạo đức, lối sống, lịch sử, truyền thống văn hóa dân tộc, giáo dục về Đảng. Phát triển quy mô hợp lý cả giáo dục đại trà và mũi nhọn, xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người có thể học tập suốt đời. Đẩy mạnh công tác đào tạo nghề, kể cả những nghề thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Đẩy mạnh phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, thực hiện phổ thông trung học cơ sở một cách bền vững; củng cố kết quả xóa mù chữ, ngăn chặn tình trạng tái mù chữ. Làm tốt việc phân luồng, giáo dục hướng nghiệp. Phấn đấu giảm tỉ lệ học sinh lưu ban, bỏ học.

Thứ hai, đổi mới mạnh mẽ quả lý nhà nước đối với giáo dục và đào tạo

Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, vai trò của mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân các cấp, vai trò của ngành giáo dục và đào tạo để phát triển sự nghiệp giáo dục. Đẩy mạnh cải cách hành chính, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lý, chú trọng quản lý chất lượng giáo dục.

Thứ ba, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ số lượng, đáp ứng yêu cầu về chất lượng.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới chương trình, tạo chuyển biến mạnh mẽ về phương pháp giáo dục

Thực hiện bộ chương trình giáo dục phổ thông theo hướng hiện đại, phù hợp và có hiệu quả. Thực hiện tốt đào tạo theo hệ thống tín chỉ trong hệ thống giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, khắc phục lối truyền thụ một chiều.

Thứ năm, tăng cường nguồn lực cho giáo dục

Không ngừng đầu tư xây dựng, nâng cấp cơ sở vật chất, thiết bị giáo dục. Hoàn thiện và bổ sung cơ chế, chính sách đối với trường ngoài công lập. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa giáo dục; Nhà nước có chính sách huy động mạnh mẽ các nguồn lực xã hội cho phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng cơ chế quản lý, giám sát mọi nguồn đầu tư của xã hội cho giáo dục.

Thứ sáu, đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục

Nhà nước tập trung cho các vùng khó khăn, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số, từng bước giảm sự chênh lệch về phát triển giáo dục giữa các vùng, miền. Thực hiện tốt chính sách cử tuyển với việc bổ túc nâng cao trình độ cho đối tượng cử tuyển. Tiếp tục phát triển hệ thống trường nội trú, bán trú, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh dân tộc thiểu số.

Thứ bảy, tăng cường hợp tác quốc tế về giáo dục đào tạo

Nhà nước tăng cường ban hành những cơ chế, chính sách thu hút các nguồn đầu tư nước ngoài cho giáo dục nhất là lĩnh vực đào tạo đại học, sau đại học và dạy nghề; thu hút các nhà giáo, khoa học giỏi người nước ngoài tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở giáo dục đại học, sau đại học.

IV/ KẾT LUẬN

Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa, bước đầu đã gặt hái được những thành công nhất định. Trong giai đoạn tới, đứng trước tình hình thế giới với nhiều biến động, Đảng và Nhà nước cần có sự chuẩn bị tốt nhất để đưa đất nước vượt qua những thử thách, tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chú trọng đến công tác giáo dục cũng là một hoạt động cần thiết để chuẩn bị về nhân lực, yếu tố quyết định đến sự phát triển của đất nước trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Mặc dù Nhà nước có những chính sách tích cực đầu tư cho giáo dục, thể hiện ngay trong những quy định của Hiến pháp, đạo luật cơ bản của nhà nước, nhưng thực tế việc thực hiện những chính sách đó còn nhiều bất cập, hạn chế. Đo đó cần có cả sự quan tâm hơn nữa trong công tác thực hiện những chủ trương của nhà nước để những chính sách giáo dục thực sự đi vào thực tế, đến với đời sống người dân.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật iến pháp Việt Nam, NXB tư pháp, Hà Nội 2006

2. Hiến pháp Việt Nam 1992

3. Luật giáo dục 2005

4. Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị số 242-TB/TW ngày 15-4-2009 về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển giáo dục và đào tạo đến năm 2020

5. Viện nghiên cứu nhà nước và pháp luật, Bình luận khoa học Hiến pháp nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, NXB khoa học xã hội, Hà Nội 2005

6. http://***********

7. http://www.westlaw.co

Phần bên dưới chỉ hiển thị một số trang ngẫu nhiên trong tài liệu. Bạn tải về để xem được bản đầy đủ

  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Đang tải dữ liệu ...
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành
  • Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành

GỢI Ý

Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem

Phân tích sự kế thừa và phát triển các quyền ...

Upload: lehonghuy

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 652
Lượt tải: 17

Giáo dục quyền con người quyền công dân ở ...

Upload: camry2002se

📎 Số trang: 134
👁 Lượt xem: 605
Lượt tải: 18

Thực hiện pháp luật về giáo dục và đào tạo ở ...

Upload: bogiasg

📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 297
Lượt tải: 16

Bài tập hiến pháp Chính sách của nhà nước ...

Upload: bao6779

📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 391
Lượt tải: 16

Bài tập hiến pháp k36 Chính sách của nhà ...

Upload: trangnoncorp

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 495
Lượt tải: 16

Bài tập hiến pháp Chính sách của nhà nước ...

Upload: quyettien65

📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 395
Lượt tải: 16

Bài tập hiến pháp tổ chức và hoạt động của ...

Upload: nngmortgage

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 531
Lượt tải: 18

Học kỳ hiến pháp Chính sách của nhà nước đối ...

Upload: nct_a7_lct

📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 400
Lượt tải: 16

Chính sách của nhà nước đối với các thành ...

Upload: nguyen_nhung

📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 507
Lượt tải: 16

Bài học kỳ hiến Pháp K36 Tổ chức và hoạt ...

Upload: longnd

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 538
Lượt tải: 17

Bài tập Hiến pháp Tổ chức và hoạt động của ...

Upload: dangthieutien80

📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 567
Lượt tải: 22

Giáo dục pháp luật cho đồng bào người Chăm ở ...

Upload: vip_pro89

📎 Số trang: 96
👁 Lượt xem: 429
Lượt tải: 16

QUAN TÂM

Những tài liệu bạn đã xem

Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến ...

Upload: vuonghv

📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 366
Lượt tải: 16

CHUYÊN MỤC

Luật
Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành MỞ BÀI Hồ chủ tịch đã khẳng định “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết phải có những con người xã hội chủ nghĩa”, “vì lợi ích mười năm trồng cây, vì lợi ích trăm năm trông người”. Vì vậy, ngay từ những ngày đầu giành được độc lập, nhà nước ta doc Đăng bởi
5 stars - 253676 reviews
Thông tin tài liệu 14 trang Đăng bởi: vuonghv - 29/05/2024 Ngôn ngữ: Việt nam, English
5 stars - "Tài liệu tốt" by , Written on 29/05/2024 Tôi thấy tài liệu này rất chất lượng, đã giúp ích cho tôi rất nhiều. Chia sẻ thông tin với tôi nếu bạn quan tâm đến tài liệu: Chíng sách giáo dục của nước ta theo hiến pháp và luật giáo dục hiện hành