Mã tài liệu: 228208
Số trang: 6
Định dạng: doc
Dung lượng file: 74 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT=Times New Roman]NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Kết luận định giá tài sản của Hội đồng định giá tài sản (HĐĐGTS) là một trong những chứng cứ để cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét, giải quyết những vấn đề có liên quan đến tài sản trong các vụ án nói chung. Do đó, việc xây dựng một hành lang pháp lý hoàn thiện và đồng bộ, đồng thời nhận thức và thực hiện nghiêm chỉnh các quy định pháp luật về định giá tài sản là cơ sở bảo đảm cho hoạt động này được khách quan, kịp thời, góp phần quan trọng vào việc bổ trợ và nâng cao chất lượng hoạt động tố tụng nói chung và công tác xét xử nói riêng.
[FONT=Times New Roman]1. Định giá tài sản trong tố tụng hình sự
[FONT=Times New Roman]Trong Bộ luật Hình sự có rất nhiều tội danh quy định yếu tố giá trị tài sản bị xâm phạm (hư hỏng, huỷ hoại, chiếm đoạt, chiếm giữ, sử dụng trái phép, .) là một trong những dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Vì vậy, việc xác định giá trị tài sản bị xâm phạm có ý nghĩa quan trọng và mang tính bắt buộc để xác định hành vi xâm phạm về tài sản có phải là tội phạm hay không. Bên cạnh đó, việc định giá tài sản còn là căn cứ để xác định khung hình phạt; đánh giá tính chất, mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội khi lượng hình và xác định mức bồi thường cho người bị thiệt hại.
[FONT=Times New Roman]Trước đây, do pháp luật chưa quy định cụ thể nên khi tiến hành điều tra các vụ án có tài sản cần phải định giá thì các cơ quan điều tra tự lựa chọn và thành lập HĐĐGTS cho từng vụ việc (không cần quyết định thành lập). Khi đó, trong thành phần HĐĐGTS, nhiều địa phương đưa cả Điều tra viên và Kiểm sát viên đang giải quyết vụ án vào danh sách thành viên của HĐĐGTS. Cơ chế làm việc hai trong một, “vừa đá bóng vừa thổi còi” này nhiều khi không bảo đảm tính khách quan của việc định giá. Mặt khác, các Điều tra viên, Kiểm sát viên là những người không được đào tạo bài bản và không có điều kiện cập nhật pháp luật về lĩnh vực giá nên kết quả định giá sẽ không sát thực.
[FONT=Times New Roman]Nhằm khắc phục hạn chế trên, ngày 02/3/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 26/2005/NĐ-CP về Hội đồng định giá tài sản trong tố tụng hình sự (TTHS). Nghị định quy định về việc thành lập; quyền, nghĩa vụ của các thành viên HĐĐGTS; nguyên tắc định giá; trình tự, thủ tục yêu cầu và việc định giá tài sản của HĐĐGTS; hồ sơ định giá; chi phí định giá tài sản; . trong TTHS. Có thể nói, Nghị định số 26/2005/NĐ-CP đã bước đầu thiết lập hành lang pháp lý cho công tác định giá tài sản trong TTHS nhằm bảo đảm tính khách quan và nâng cao chất lượng hoạt động này. Tuy nhiên, qua năm năm triển khai cho thấy, các quy định của Nghị định vẫn chưa thực sự “bén duyên” với thực tiễn. Kết quả khảo sát tình hình thực hiện Nghị định số 26/2005/NĐ-CP trên địa bàn tỉnh Quảng Bình của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh là một minh chứng sinh động
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 2066
⬇ Lượt tải: 29
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 582
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1234
⬇ Lượt tải: 41
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 497
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 773
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 493
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 693
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 49
👁 Lượt xem: 430
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 538
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 681
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 515
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem