Mã tài liệu: 236269
Số trang: 117
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 671 Kb
Chuyên mục: Luật
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tệ nạn buôn lậu, gian lận thương mại ở nước ta trong những năm gần đây diễn biến phức tạp, mang tính thời sự; có xu hướng gia tăng về quy mô, chủng loại hàng hóa, thủ đoạn ngày càng tinh vi; có nơi, có lúc trở nên nóng bỏng, quyết liệt. Buôn lậu thật sự trở thành "quốc nạn", gây trở ngại cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thực trạng trên đã và đang là những vấn đề bức xúc của toàn xã hội. Chính vì vậy Đảng, Nhà nước đã đề ra nhiều chủ trương chính sách để ngăn chặn, phòng ngừa "hiểm họa" này. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã nhấn mạnh: "Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng, phát huy vai trò của nhân dân để tiến hành có hiệu quả những biện pháp chống buôn lậu trên các tuyến biên giới, vùng biển và trên thị trường nội địa. Ngăn chặn và xử lý nghiêm mọi hành vi buôn lậu, gian lận thương mại hoặc tiếp tay, bao che cho buôn lậu". Thủ tướng Chính phủ cũng đã có Chỉ thị số 853/CT-TTg ngày 16/10/1997 đánh giá: "Buôn lậu đang diễn biến hết sức nghiêm trọng, đã gây ra những hậu quả nguy hại về kinh tế - xã hội, cản trở quá trình phát triển lành mạnh của kinh tế đất nước".
Để giải quyết "quốc nạn" này, Đảng và Nhà nước xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên, cấp bách và lâu dài; đòi hỏi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân tích cực tham gia đấu tranh phòng, chống nhằm từng bước ngăn chặn và tiến tới đẩy lùi tệ nạn buôn lậu. Cuộc đấu tranh này chỉ có thể giành thắng lợi nếu được phối hợp triển khai mạnh mẽ trên địa bàn toàn quốc và trên từng địa bàn cụ thể, trong đó đấu tranh phòng chống buôn lậu trên từng địa bàn có ý nghĩa quan trọng.
Là một tỉnh nằm ở vùng duyên hải miền Trung Trung bộ, Bình Định có đường sắt Bắc - Nam và quốc lộ 1 đi qua, có quốc lộ 19 nối liền ba tỉnh Tây Nguyên với các tỉnh Đông Bắc Cam-pu-chia, có sân bay, ga tàu lửa, cảng biển Quy Nhơn. Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, nhưng cũng chính nơi đây từng gây nhức nhối trong dư luận về tình trạng buôn lậu hàng của thủy thủ tàu viễn dương trong những năm 1990. Trước tình hình buôn lậu diễn biến phức tạp trên địa bàn, trong những năm qua dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Bình Định và Tổng cục Hải quan (TCHQ), công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định (HQBĐ) đã đạt được những thành tựu nhất định, tuy nhiên kết quả chưa cao, tình trạng buôn lậu tuy có giảm về số vụ, nhưng thủ đoạn ngày càng tinh vi gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống.
Để nhìn nhận và đánh giá đúng thực trạng, tìm ra những giải pháp hữu hiệu khắc phục tình trạng buôn lậu trên địa bàn Bình Định, tác giả chọn đề tài: "Đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục Hải quan Bình Định - thực trạng và giải pháp" nhằm đáp ứng yêu cầu cấp thiết về mặt lý luận và thực tiễn đang đặt ra ở Bình Định hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Đấu tranh phòng chống buôn lậu là một trong những vấn đề được Đảng và Nhà nước rất quan tâm, đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo công tác này; trong lĩnh vực khoa học pháp lý đã có không ít công trình khoa học của các nhóm tác giả, cá nhân được công bố; có liên quan đến vấn đề đấu tranh phòng chống buôn lậu, đáng lưu ý các công trình nghiên cứu dưới đây:
Vũ Ngọc Anh, Đổi mới và hoàn thiện pháp luật về Hải quan ở nước ta hiện nay, Luận án Tiến sĩ Luật học, Hà Nội, 1996; PTS. Lê Thanh Bình, Chống buôn lậu và gian lận thương mại, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; ThS. Lê Văn Tới, Buôn lậu và chống buôn lậu, nhận diện và giải pháp, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000; GS.TS Nguyễn Xuân Yêm - PGS.TS Nguyễn Hòa Bình (chủ biên), Tội phạm kinh tế thời mở cửa, Nxb Công an nhân dân (tài liệu lưu hành nội bộ), 2003; TS. Đỗ Đình Hòa, Tổ chức hoạt động điều tra của lực lượng cảnh sát nhân dân, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội. 2003.
Các công trình, bài viết trên đây tập trung chủ yếu nghiên cứu và làm rõ về mặt lý luận cũng như thực tiễn những vấn đề về buôn lậu trên phương diện cả nước, nhưng cho đến nay chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện cả về lý luận và thực tiễn dưới giác độ khoa học luật học về đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục HQBĐ.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích của luận văn
Đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục HQBĐ hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ sau đây:
- Khái quát những vấn đề lý luận về buôn lậu và đấu tranh chống buôn lậu.
- Làm rõ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của ngành Hải quan trong đấu tranh phòng chống buôn lậu.
- Đánh giá thực trạng đấu tranh phòng chống buôn lậu ở Cục HQBĐ trong thời gian qua; đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu của Cục HQBĐ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thực tiễn công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục HQBĐ trong giai đoạn 5 năm từ năm 1999 đến năm 2003 và đề xuất các giải pháp tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu của Cục HQBĐ trong những năm 2005 - 2010.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối, quan điểm của Đảng về nhà nước và pháp luật đối với hoạt động Hải quan làm cơ sở lý luận để nghiên cứu.
Tác giả sử dụng các phương pháp: lôgíc và lịch sử, phân tích và tổng hợp; cụ thể: phương pháp luật học so sánh, phương pháp thống kê, phân tích, phương pháp điều tra, gắn lý luận với thực tiễn, để chọn lọc tri thức khoa học cũng như kinh nhiệm thực tiễn để thực hiện mục đích và nhiệm vụ luận văn đề ra.
Trong quá trình nghiên cứu tác giả tham khảo, kế thừa có chọn lọc các công trình nghiên cứu, bài viết có liên quan đến lĩnh vực luận văn đề cập.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn không những góp phần bổ sung làm sáng tỏ thêm về mặt lý luận đối với công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu trong cả nước nói chung và thực tiễn trên địa bàn tỉnh Bình Định nói riêng, mà còn giúp cho cán bộ, công chức Cục HQBĐ làm tốt trách nhiệm của mình trong việc giải quyết vấn đề buôn lậu trong phạm vi chức năng nhiệm vụ luật định.
- Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần đổi mới tổ chức hoạt động của Cục HQBĐ đề ra phương án cụ thể, trước mắt và lâu dài nhằm tăng cường đấu tranh phòng chống buôn lậu trên địa bàn Bình Định.
- Đề tài này góp phần cùng với Cục Điều tra chống buôn lậu (Tổng Cục Hải quan) xây dựng phương án phòng chống buôn lậu cho toàn ngành; đồng thời làm cơ sở để vận dụng chỉ đạo cho các Cục Hải quan địa phương về đấu tranh phòng chống buôn lậu trong tình hình mới.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương, 9 tiết
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 4904
⬇ Lượt tải: 33
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 570
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 981
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 19
👁 Lượt xem: 492
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 25
👁 Lượt xem: 3523
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 2322
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 898
⬇ Lượt tải: 27
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 798
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1556
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 22
👁 Lượt xem: 852
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 356
⬇ Lượt tải: 18