Mã tài liệu: 234257
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 79 Kb
Chuyên mục: Luật
1. Phạm vi áp dụng của các nguồn luật
2. Đối tượng hàng hoá các nguồn luật điều chỉnh
3. Thời hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật
4. Cơ sở trách nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật
5. Giới hạn trách nhiệm của người chuyên chở theo các nguồn luật
6. Thông báo tổn thất quy định trong các nguồn luật
7. Thời hiệu tố tụng quy định trong các nguồn luật
Mỹ là một quốc gia mà mọi hành vi nhỏ nhất của con người cũng chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Đây là một thuận lợi cho việc thực hiện bất cứ hoạt động nào trên đất Mỹ vì đã có luật pháp điều chỉnh. Song nếu hoạt động kinh doanh trên đất Mỹ mà lại không am hiểu luật pháp thì lại có thể gặp những sự cố nguy hiểm. Mỗi hoạt động ở Mỹ đều bị điều chỉnh bởi luật, văn bản dưới luật, pháp lệnh, qui định, qui chế . của liên bang và có thể của các bang. Riêng trong lĩnh vực vận tải biển, Mỹ đã ban hành 6 đạo luật điều chỉnh các nội dung khác nhau: Tariff Act – 1789; Cabotage Law – 1817; Harter Act – 1893; Shipping Act – 1916, 1984, 1998; Merchant Marine Act – 1920; COGSA – 1936.
Chính vì sự phức tạp trong hệ thống pháp luật của Mỹ như trên, đặc biệt là trong lĩnh vực vận chuyển hàng hoá bằng đường biển, cho nên việc so sánh sự giống và khác nhau giữa đạo luật chuyên chở hàng hoá bằng đường biển của Mỹ với các công ước quốc tế điều chỉnh vận đơn đường biển và luật hàng hải Việt Nam là rất có ý nghĩa đáp ứng yêu cầu ngày càng phát triển quan hệ thương mại và hàng hải giữa Việt Nam với Mỹ hiện tại cũng như trong tương lai nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể phát sinh về khía cạnh pháp lý.
Trong phạm vi bài viết chung, tôi sẽ tập trung so sánh và bình luận những nội dung cơ bản giữa các nguồn luật với nhau : COGSA - 1936, Hague – 1924, Visby – 1968, Hamburg – 1978 và luật Hàng hải Việt Nam –1990.
1. Phạm vi áp dụng của các nguồn luật
Luật COGSA - 1936 (Carriage of Goods by Sea Act) áp dụng đối với mọi hợp đồng vận chuyển hàng hoá bằng đường biển đến và đi từ các cảng của nước Mỹ (cùng với việc ký phát vận đơn hoặc các chứng từ tương đương).
Quy tắc Hague – 1924 áp dụng cho tất cả các vận đơn phát hành ở một nước tham gia công ước Brussels – 1924. Quy tắc Hague không áp dụng cho hợp đồng thuê tàu, nhưng nếu vận đơn được phát hành theo một phương thức thuê tầu thì phải tuân thủ theo quy tắc này.
Quy tắc Visby – 1968 áp dụng cho mọi vận đơn liên quan đến việc chuyên chở hàng hoá giữa các cảng của hai nước khác nhau nếu vận đơn được cấp ở một nước tham gia quy tắc hay hàng chuyên chở từ cảng của hai nước tham gia quy tắc hoặc hợp đồng, vận đơn có dẫn chiếu tới quy tắc và luật quốc gia cho phép áp dụng qui tắc
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 3000
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 427
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 23
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 548
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 623
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 901
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 436
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 362
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 807
⬇ Lượt tải: 20