Mã tài liệu: 234750
Số trang: 5
Định dạng: doc
Dung lượng file: 80 Kb
Chuyên mục: Luật
Trong lĩnh vực ly hôn, vấn đề xung đột luật (luật áp dụng để giải quyết những vụ việc
ly hôn ở Việt Nam hoặc ở nước ngoài) và xung đột thẩm quyền xét xử (thẩm quyền
của Tòa án Việt Nam và hiệu lực tại Việt Nam của các bản án, quyết định ly hôn của
toà án nước ngoài) chỉ được giải quyết trong những văn bản pháp luật mới được ban
hành trong thời gian gần đây như: Luật Hôn nhân và Gia đình ngày 9 tháng 6 năm
2000 (sau đây gọi là Luật Hôn nhân và Gia đình 2000) và Bộ luật Tố tụng dân sự.
1. Xác định luật áp dụng
Văn bản áp dụng: Xung đột pháp luật trong lĩnh vực ly hôn được giải quyết tại Điều
104 Luật Hôn nhân và Gia đình 2000.
« Điều 104. Ly hôn có yếu tố nước ngoài
1. Việc ly hôn giữa công dân Việt Nam với người nước ngoài, giữa người nước ngoài
với nhau thường trú tại Việt Nam được giải quyết theo quy định của Luật này.
2. Trong trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam vào
thời điểm yêu cầu ly hôn thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của nước nơi
thường trú chung của vợ chồng; nếu họ không có nơi thường trú chung thì theo
pháp luật Việt Nam.
3. Việc giải quyết tài sản là bất động sản ở nước ngoài khi ly hôn tuân theo pháp
luật của nước nơi có bất động sản đó.
4. Bản án, quyết định ly hôn của Toà án hoặc cơ quan khác có thẩm quyền của
nước ngoài được công nhận tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam. »
Chúng ta thấy rằng điều luật này rõ ràng được xây dựng theo phương pháp đơn
phương: điều luật này quy định cụ thể rằng luật áp dụng để giải quyết ly hôn là luật
của Việt Nam trừ trường hợp bên là công dân Việt Nam không thường trú tại Việt Nam.
Có hai yếu tố hệ thuộc là căn cứ để xác định luật áp dụng: nơi thường trú và quốc
tịch. Hai yếu tố hệ thuộc này được áp dụng theo trật tự thứ bậc: nơi thường trú là căn
cứ chính còn quốc tịch là căn cứ thay thế.
1.1 Yếu tố hệ thuộc chính: nơi thường trú
Trong trường hợp hai vợ chồng không có quốc tịch Việt Nam nhưng cùng thường trú
tại Việt Nam thì việc ly hôn của họ được giải quyết theo pháp luật Việt Nam. Có 2
trường hợp: hai người đều là công dân của một nước ngoài hoặc hai người là công dân
của hai nước khác nhau. Pháp luật Việt Nam cũng được áp dụng trong trường hợp một
trong hai người là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài. Tuy nhiên,
cần phải hiểu rằng quan niệm về nơi thường trú trong khuôn khổ của quy định này
phải là quan niệm của pháp luật dân sự Việt Nam và việc xác định nơi thường trú phải
tuân thủ quy định tại Điều 48 Bộ luật Dân sự Việt Nam.
Trong trường hợp một trong hai người là công dân Việt Nam nhưng lại không thường
trú tại Việt Nam mà nơi thường trú chung của hai người là ở nước ngoài thì áp dụng
pháp luật của nước nơi thường trú chung để giải quyết việc ly hôn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 1080
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 545
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 645
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 457
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1502
⬇ Lượt tải: 31
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1111
⬇ Lượt tải: 28
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 682
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 484
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1650
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 1049
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 9
👁 Lượt xem: 2438
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 721
⬇ Lượt tải: 19