Mã tài liệu: 235187
Số trang: 10
Định dạng: doc
Dung lượng file: 70 Kb
Chuyên mục: Luật
[FONT="]Từ ngày 11/01/2007, Việt Nam chính thức là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), với các quyền và nghĩa vụ theo các nguyên tắc chung của tổ chức này và các cam kết cụ thể của Việt Nam. Trong suốt 11 năm đàm phán, và đặc biệt là trong những năm gần đây, mục tiêu gia nhập WTO đã là một động lực, một sức ép tốt để chúng ta thực hiện những cải cách đáng ghi nhận nhằm cải thiện môi trường kinh doanh trong nước. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng có một động lực khác, mạnh mẽ hơn, đằng sau những cải cách này, đó là nhu cầu tự thân của nước ta trong phát triển kinh tế, vì mục tiêu giải phóng sức lao động, thu hút đầu tư và phát triển bền vững. Chính động lực này sẽ là yếu tố quyết định cho những cải cách sắp tới về môi trường kinh doanh ở nước ta, khi mà mục tiêu gia nhập WTO đã hoàn thành và các cam kết mở cửa đã được ấn định.
Nói về mục tiêu cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta, có lẽ không thể không nhắc đến hệ thống giấy phép kinh doanh (thường được biết đến nhiều hơn dưới cái tên “Giấy phép con” - tức là các loại giấy tờ, chấp thuận bằng văn bản hoặc dưới hình thức khác mà doanh nghiệp phải xin cơ quan quản lý nhà nước trước khi có thể tiến hành hoạt động kinh doanh, ngoài giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập ban đầu). Đã từ lâu, Giấy phép kinh doanh là một chủ đề nóng bỏng của nhiều nỗ lực cải cách bởi đây là yếu tố khó kiểm soát nhất và cũng là nguyên nhân chủ yếu của các hiện tượng tiêu cực khiến bức tranh về môi trường kinh doanh có nhiều điểm tối. Kể từ năm 2000 (thời điểm có hiệu lực của Luật Doanh nghiệp 1999, văn bản pháp lý được đánh giá là đã tạo ra một bước ngoặt trong nhận thức và phương pháp quản lý kinh tế dân doanh ở Việt Nam), những nỗ lực cải cách hệ thống giấy phép quan trọng nhất ở Việt Nam có thể kể đến bao gồm:
(i) 03 đợt bãi bỏ giấy phép kinh doanh của Chính phủ;
(ii) Các đợt bãi bỏ giấy phép rải rác khác của các bộ, ngành;
(iii) Các nghiên cứu về giấy phép nhằm đánh giá thực trạng hệ thống giấy phép kinh doanh;
(iv) Rà soát hệ thống các giấy phép kinh doanh của Tổ công tác thi hành Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư 2005.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 779
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 701
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 521
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 67
👁 Lượt xem: 460
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 48
👁 Lượt xem: 407
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 561
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 6
👁 Lượt xem: 449
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 900
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 506
⬇ Lượt tải: 16