Mã tài liệu: 229321
Số trang: 7
Định dạng: doc
Dung lượng file: 82 Kb
Chuyên mục: Luật
NỘI DUNG
[FONT=Times New Roman]Sau hơn 4 nãm thực hiện Luật Thanh tra, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn bức xúc về tổ chức và hoạt động của ngành thanh tra tiếp tục được đặt ra cho công tác nghiên cứu nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về thanh tra và định hướng phát triển hoạt động thanh tra đáp ứng yêu cầu của tiến trình đổi mới đất nước.
[FONT=Times New Roman]1. Những bất cập trong tổ chức và hoạt động thanh tra theo Luật Thanh tra nãm 2004
[FONT=Times New Roman]1.1 Đánh giá chung
[FONT=Times New Roman]Một là, sự can thiệp quá sâu của thủ trưởng cơ quan quản lý vào tổ chức và hoạt động của cơ quan thanh tra đã làm giảm tính chủ động, tính độc lập cần thiết của cơ quan thanh tra. Theo quy định của pháp luật hiện hành, các cơ quan thanh tra phụ thuộc vào các cơ quan hành chính cùng cấp về kinh phí, hoạt động, chương trình, kế hoạch, biên chế, tổ chức, nhân sự. Trong khi đó, pháp luật còn thiếu các quy định bảo đảm tính độc lập cho hoạt động thanh tra, nhất là hoạt động tác nghiệp của đoàn thanh tra, thanh tra viên. Cụ thể như Thủ trưởng cơ quan thanh tra không có thẩm quyền phê duyệt chương trình, kế hoạch thanh tra, kể cả quyền quyết định thanh tra đột xuất. Trưởng đoàn thanh tra, thanh tra viên không được ra kết luận và không chịu trách nhiệm về kết luận thanh tra. Tính công khai, minh bạch trong hoạt động thanh tra còn thấp.
[FONT=Times New Roman]Hai là, mô hình tổ chức và chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra chưa được quy định rõ ràng, thống nhất, chưa tương xứng với sứ mệnh được giao, chậm được kiện toàn trước các yêu cầu cải cách hành chính. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng chồng chéo, trùng lặp và bỏ trống trong hoạt động thanh tra. Các biểu hiện cụ thể là: hoạt động của các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính còn tập trung nhiều vào thanh tra kinh tế - xã hội mà chưa chú trọng thanh tra trách nhiệm quản lý nhà nước, nhất là trách nhiệm thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng; tình trạng trùng lặp với hoạt động kiểm toán, trùng lặp hoạt động giữa các cơ quan thanh tra theo cấp hành chính và cơ quan thanh tra theo ngành, lĩnh vực còn khá phổ biến; thiếu cơ chế phối hợp, nhất là trong việc sử dụng kết quả giữa thanh tra theo cấp hành chính và thanh tra theo ngành, lĩnh vực.
[FONT=Times New Roman]Ba là, Luật Thanh tra và các văn bản hướng dẫn chưa quy định về cơ quan thanh tra chuyên ngành trực thuộc bộ, cho nên loại hình thanh tra này được tổ chức rất phức tạp và khác nhau, dẫn đến tình trạng không thống nhất về tổ chức, chồng chéo về chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và nội dung hoạt động giữa các cơ quan thanh tra. Chánh thanh tra bộ không thể theo dõi chặt chẽ được tiến trình thanh tra chuyên ngành, hiệu quả hoạt động của thanh tra bộ chưa cao.
[FONT=Times New Roman]Bốn là, khó khăn trong phân định giữa thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.
[FONT=Times New Roman]Năm là, tuy Luật Thanh tra chưa có quy định nhưng trong thực tiễn, đã và đang tồn tại một số tổ chức, đơn vị có tên gọi là thanh tra, ví dụ như: thanh tra khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, thanh tra chi cục, thanh tra xây dựng tại cấp huyện và cấp xã . đặt ra vấn đề cần nghiên cứu làm sáng tỏ vị trí, vai trò, tổ chức và hoạt động của các loại hình thanh tra này.
[FONT=Times New Roman]1.2 Một số bất cập cụ thể
[FONT=Times New Roman]Thứ nhất, về cơ cấu tổ chức các cơ quan thanh tra bộ, ngành: Thực hiện chủ trương cải cách hành chính, thời gian qua, nhiều bộ, ngành đã được sáp nhập theo hướng bộ quản lý nhà nước đa ngành, đa lĩnh vực. Việc sáp nhập này làm cho phạm vi quản lý nhà nước ở các bộ, ngành rộng lớn, phức tạp hơn, vì thế dẫn đến cơ cấu tổ chức của nhiều bộ cần có sự thay đổi nhất định. Để bao quát hết các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ, trong cơ cấu tổ chức của nhiều bộ, ngành đã hình thành các tổng cục, cục thuộc bộ. Các cơ quan này có nhiệm vụ giúp bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên sâu về từng lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ. Như vậy, với vai trò là một khâu của quản lý nhà nước, việc phải có thanh tra tổng cục, thanh tra cục ở những tổng cục, cục thuộc bộ được phân cấp quản lý chuyên ngành, có tính đặc thù cao là cần thiết. Trong khi đó, Luật Thanh tra hiện hành quy định mỗi bộ chỉ có một tổ chức thanh tra (thanh tra bộ) là không phù hợp với yêu cầu nói trên. Do tính phức tạp, đa dạng của các lĩnh vực quản lý nhà nước, Thanh tra bộ không thể làm tốt chức năng giúp bộ trưởng xem xét, đánh giá đầy đủ, toàn diện việc chấp hành chính sách, pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân trên các lĩnh vực mà bộ được giao quản lý.
[FONT=Times New Roman]Thứ hai, về chức năng quản lý nhà nước của các cơ quan thanh tra: Luật Thanh tra đã quy định nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan thanh tra nhà nước trong quá trình tiến hành thanh tra và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Để thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra, các cơ quan thanh tra cần phải có đủ thông tin, tài liệu liên quan đến đối tượng chịu sự quản lý nhà nước của mình. Tuy nhiên, Luật Thanh tra chỉ quy định các cơ quan thanh tra được quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình tiến hành thanh tra (khi có quyết định thanh tra), chưa quy định quyền yêu cầu các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu thường xuyên để thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác thanh tra. Vấn đề này làm cho việc xây dựng chương trình, kế hoạch thanh tra, tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng chống tham nhũng gặp nhiều khó khăn, không đáp ứng đầy đủ, kịp thời yêu cầu quản lý nhà nước. Bên cạnh đó, việc giải quyết sự trùng lặp về thời gian, nội dung, đối tượng thanh tra chưa được quy định trong Luật Thanh tra, dẫn đến sự chồng chéo trong hoạt động giữa các cơ quan thanh tra, gây phiền hà cho đối tượng thanh tra. Mặt khác, Luật Thanh tra chỉ cho phép người đứng đầu cơ quan thanh tra các cấp, các ngành tiến hành thanh tra trên cơ sở chương trình, kế hoạch thanh tra do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp phê duyệt; chánh thanh tra các cấp, các ngành không được tự mình ra quyết định thanh tra khi phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật. Từ đó dẫn đến việc ngăn ngừa, phát hiện và xử lý sai phạm chưa kịp thời, làm giảm hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý của nhà nước
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 297
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 585
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 1893
⬇ Lượt tải: 93
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 695
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 443
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 296
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 426
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 343
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 10
👁 Lượt xem: 403
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 400
⬇ Lượt tải: 16