Họ và tên: Trần Lan Anh
Lớp: Quản trị Kinh doanh công nghiệp và xây dựng 50B
Mã sinh viên: CQ500131
Bài thu hoạch chương 4 môn Luật đại cương.
Câu 1:
• Phân tích khái niệm ngành luật, chế định pháp luật.
• Những căn cứ phân chia hệ thống luật thành các ngành luật và chế định pháp luật
- Cũng như mọi hệ thống pháp luật khác, hệ thống pháp luật cũng chia thành các bộ phận cấu thành nú. Sự phân chia này là tất yếu bởi tổng thể quan hệ xã hội do pháp luật điều chỉnh bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, với những tính chất và đặc điểm khác nhau: mỗi lĩnh vực quan hệ xã hội ấy lại gồm nhiều nhóm quan hệ xã hội có tính chất, đặc điểm không giống nhau, tồn tại một cách độc lập với nhau.
- Mỗi hệ thống pháp luật của mỗi quốc gia có một cách phân chia thánh các bộ phận cấu thành khác nhua phù hợp với kết cấu KT- Xh của quốc gia đó. Xã hội loài người đã từng biết đến sự phân chia thành pháp luật dành cho chủ nô và pháp luật dành cho nô lệ trong hệ thống pháp luật của nhà nước chủ nụ….
- Hệ thống pháp luật của Nhà nước ta được phân chia thàng các ngành luật và trong mỗi ngành luật có thể chia thanh các chế định pháp luật.
• Ngành luật là tổng thể những quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội với những đặc điểm chung nhất định.
VD: ngành luật lao động điều chỉnh quan hệ lao động giữa người làm công ăn lương với người sử dụng lao động và những quan hệ lien quan trực tiếp đến quan hệ lao động.
• Chế định pháp luật là những nhóm quy phạm pháp luật nhỏ hơn, có đặc điểm giống nhau hơn hoặc điều chỉnh từng mặt, từng khía cạnh cụ thể của các quan hệ xã hội thuộc đối tượng điều chỉnh của ngành luật đó.
VD: Chế định hợp đồng lao động, chế định tiền lương ….. là những chế định pháp luật điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội về tuyển dụng lào động, về trả công của ngành lao động.
• Những căn cứ để phân chia hệ thống pháp luật:
- Mỗi quốc gia có thể chia hệ thống pháo luật một cách khác nhau nhưng nhìn chung, căn cứ để phân chia ngành luật vẫn là sự khác biệt của các lĩnh vực quan hệ xã hội mà tổng thể quy phạm pháp luật điều chỉnh. Lĩnh vực quan hệ xã hội đó được gọi là đối tượng điều chỉnh của ngành luật. Mỗi ngành luật có một đối tượng