Mã tài liệu: 250672
Số trang: 12
Định dạng: doc
Dung lượng file: 90 Kb
Chuyên mục: Luật
A. Lý thuyết: Phân tích các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động:
Thiết nghĩ, điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực: Là tổng hợp các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động mà khi các bên tham gia ký kết hợp đồng lao động phải tuân theo. Nếu các bên tuân thủ theo các yêu cầu này thì hợp đồng lao động đó có hiệu lực còn nếu các bên vi pham một trong các điều kiện này thì hợp đồng lao động vô hiệu.
Trong bộ luật lao động sửa đổi, bổ sung, chương 5 về hợp đồng lao động không dành một điều nào để quy định về điều kiện có hiệu lực của hợp đồng lao động, song trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu tất cả các quy định của bộ luật lao động sửa đổi và bộ luật dân sự năm 2005 thì em xin đưa ta những điều kiện để hợp đồng lao động có hiệu lực như sau
B.Tình huống:
Chị P là cán bộ tín dụng công tác tại chi nhánh tỉnh TH ngân hàng công thương Việt Nam.
Ngày 26/3/2007, khi xử lý tiền bán tài sản thế chấp của khách hàng, chị P đã nhận quá tỷ lệ chia lãi là 8.500.000 đồng. Ngân hàng yêu cầu chị P nộp lại số tiền trên nhưng chị P không đồng ý, nên ngày 5/4/2007, giám đốc chi nhánh tỉnh TH ngân hàng Công thương đã đưa sai phạm của chị P ra kiểm điểm và xử lý bằng hình thức chuyển công việc khác, hạ bậc lương và yêu cầu chị P trả lại cho ngân hàng toàn bộ số tiền chia lãi là 25.500.000 đồng. Sau đó, đến tháng 1/2008, chị P lại tự ý thu nợ của ông L nhưng không nộp cho thủ quỹ. Khi cơ quan phát hiện và yêu cầu nộp thì đến ngày 12/2/2008 chị P mới nộp cho đơn vị với lý đã muợn số tiền đó đề tổ chức đám cưới cho em gái.
Ngày 25/2/2008, Hội đồng kỷ luật của chi nhánh ngân hàng công thương tại tỉnh TH đã họp và đề nghị xử lý kỷ luật đối với chị P bằng hình thức sa thải. Chị P không được mời dự phiên họp này. Ngày 28/2/2008, Giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương ra quyết định số 02/QĐ xử lý kỷ luật sa thải chị P từ ngày 5/3/2008.
Ngày 20/10/2008, sau khi được luật sư tư vấn, chị P thấy rằng việc giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương sa thải chị là trái pháp luật. Chị P khởi kiện yêu cầu giám đốc ngân hàng công thương huỷ quuyết định sa thải; chị P cũng không muốn trở lại làm việc và yêu cầu chi nhánh giải quyết các quyền lợi theo quy định của pháp luật.
Nhận xét chung: Ngân hàng công thương Việt Nam doanh nghiệp nhà nước nên theo khoản 1 Điều 1 Nghị định 41-CP của Chính phủ ngày 6/7/1995 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất (sau đây gọi là Nghị định 41-CP) thì lao động làm việc trong các doanh nghiệp nhà nước là đối tượng áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất. Chính vì vậy, chị P là cán bộ tín dụng công tác tại chi nhánh tỉnh TH ngân hàng công thương Việt Nam nên khi chị P có vi phạm thì chị P sẽ là đối tượng áp dụng kỷ luật lao động và trách nhiệm vật chất theo Bộ luật lao động sửa đổi.
1. Nhận xét về thủ tục xử lý kỷ luật đối với chị P của Giám đốc chi nhánh ngân hàng công thương?
2. Những sai phạm của chị P có thể bị xử lý như thế nào? Tại sao?
3. Hãy giải quyết quyền lợi cho chị P khi chị P không muốn trở lại làm việc?
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 517
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 2
👁 Lượt xem: 540
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 16
👁 Lượt xem: 2053
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 15
👁 Lượt xem: 347
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 8
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 491
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 518
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 13
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 565
⬇ Lượt tải: 17
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 601
⬇ Lượt tải: 18