Mã tài liệu: 298527
Số trang: 76
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 784 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .... 1
Chương 1. TÌM KIẾM MẪU TRONG VĂN BẢN THEO CÁCH TIẾP CẬN OTOMAT MỜ ... 5
1.1. Tổng quan về tìm kiếm mẫu trên văn bản . 5
1.1.1 Giới thiệu chung về vấn đề tìm kiếm văn bản 5
1.1.2. Các dạng tìm kiếm và các kết quả nghiên cứu ..... 7
1.1.2.1. Tìm đơn mẫu ...... 7
1.1.2.2. Tìm đa mẫu.. 8
1.1.2.3. Tìm mẫu mở rộng ...... 9
1.1.2.4. Tìm kiếm xấp xỉ 10
1.1.2.4.1. Phát biểu bài toán .... 10
1.1.2.4.2. Các tiếp cận tìm kiếm xấp xỉ .. 11
1.1.2.4.3. Độ tương tự giữa hai xâu 12
1.1.3. Tìm kiếm trong văn bản nén và mã hoá ...... 14
1.2. Hệ mờ .... 15
1.3. Ý tưởng chung của tiếp cận otomat mờ... 15
1.4. Khái niệm otomat mờ . 17
1.5. Một số thuật toán so mẫu ... 18
1.5.1. Thuật toán KMP ( Knuth- Morris- Pratt) .... 18
1.5.2. Thuật toán BM ( Boyer- Moor)..... 22
1.6. Kết luận chương 1 ...... 26
Chương 2. BÀI TOÁN SO MẪU THEO CÁCH TIẾP CẬN OTOMAT MỜ 27
2.1. Bài toán so mẫu chính xác . 27
2.1.1. Phát biểu bài toán .... 27
2.1.2. Độ mờ của mô hình . 27
2.1.3. Thuật toán KMP mờ 28
2.1.3.1. Otomat so mẫu .. 28
2.1.3.2. Tính đúng đắn của thuật toán . 29
2.1.3.3. Thuật toán.. 29
2.1.3.4. So sánh KM P và thuật toán KMP mờ . 32
2.1.4. Thuật toán KMP - BM mờ ..... 33
2.1.4.1. Ý tưởng của thuật toán .... 33
2.1.4.2. Otomat mờ so mẫu... 35
2.1.4.3. Thuật toán 2.4 ... 37
2.2. Bài toán so mẫu xấp xỉ 38
2.2.1. Đặt vấn đề.. 38
2.2.2. Bài toán ..... 39
2.2.3. Độ tương tự dựa trên độ dài khúc con chung của hai xâu . 40
2.2.3.1. Phát biểu bài toán..... 40
2.2.3.2. Otomat so mẫu .. 42
2.2.4. Độ gần tựa ngữ nghĩa...... 43
2.2.4.1. Ý tưởng về độ gần ... 43
2.2.4.2. Thuật toán sơ bộ tính độ gần .. 44
2.2.4.2.1. Ý tưởng ...... 44
2.2.4.2.2. Thuật toán chi tiết .... 44
2.2.4.3. Giải thích độ mờ của mô hình 45
2.3. Kết luận chương 2 ...... 46
Chương 3. TÌM KIẾM MẪU TRONG VĂN BẢN NÉN VÀ MÃ
HOÁ .. 47
3.1. Tiếp cận tìm kiếm tổng quát trên văn bản nén và mã hoá .... 47
3.2. Tìm kiếm trên văn bản nén 50
3.2.1. Các mô hình nén văn bản 50
3.2.2. Thuật toán tìm kiếm trên dữ liệu nén dạng text .. 50
3.3. Tìm kiếm trên văn bản mã hóa.. 55
3.3.1. Tìm kiếm trên văn bản mã hóa dạng khối kí tự .. 55
3.3.2. Mã đàn hồi. 55
3.3.3. Tìm kiếm trên văn bản mã hóa bởi mã đàn hồi .. 58
3.3.3.1. Ý tưởng chung .. 58
3.3.3.2. Phương pháp đánh giá độ mờ xuất hiện mẫu trên văn bản
mã hóa ...... 59
3.3.3.2.1. Bài toán ..... 59
3.3.3.2.2. Mô tả phương pháp .. 59
3.3.3.2.3. Chi tiết hóa các otomat trong thuật toán ..... 60
3.3.3.2.4. Thuật toán tìm kiếm mẫu dựa trên otomat ... 61
3.3.4. Tìm kiếm trên văn bản mã hóa hai tầng ...... 63
3.4. Kết luận chương 3 ...... 64
KẾT LUẬN..... 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO... 67
MỞ ĐẦU
Bộ não của con người có thể xử lý thông tin ở hai mức:
- Mức định lượng (chính xác)
- Mức định tính (không chính xác, bất định, mơ hồ, không chắc chắn, nhập nhằng, không rõ ràng, mờ)
Tính thông minh trong quá trình xử lý thông tin thể hiện ở khả năng xử lý thông tin định tính. Đây là điều mà thế hệ máy tính hiện nay đang hướng tới.
Máy tính ngày nay đã được sử dụng trong hầu hết các lĩnh vực và đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội, khoa học kỹ thuật, … Máy tính ra đời nhằm phục vụ cho những mục đích nhất định của con người. Với tất cả sự xử lý của máy tính để lấy thông tin hữu ích và trong quá trình xử lí đó một vấn đề đặc biệt quan trọng là tìm kiếm thông tin với khối lượng lớn, độ chính xác cao, thời gian nhanh nhất.
Tìm kiếm thông tin thì bài toán đóng vai trò quan trọng là bài toán so mẫu, với mẫu có thể ở bất kỳ kiểu dữ liệu nào, từ văn bản đến các loại dữ liệu đa phương tiện khác (ảnh, video, âm thanh, …). Trên thực tế có rất nhiều ứng dụng tìm kiếm thông tin như: công cụ tìm kiếm của các hệ điều hành, khai phá web trên Internet, ...
Để tìm kiếm thông tin thì cần phải xem thông tin đó lưu trữ dưới dạng dữ liệu nào? Dữ liệu được lưu trữ dưới nhiều dạng, song phổ biến nhất vẫn là dạng text nên chúng tôi chọn đề tài này cụ thể là tìm kiếm văn bản text. Tìm kiếm văn bản text nếu như những văn bản có khối lượng lớn thì có thể mất nhiều thời gian với những thuật toán kinh điển. Vậy đặt ra vấn đề tìm kiếm văn bản nhưng ở dạng nén sẽ nhanh hơn.
Nên chúng tôi đi vào làm cụ thể là tìm kiếm mẫu trong văn bản nén. Ngoài ra, văn bản nén cũng là văn bản mã hoá nhưng dung lượng giảm nhiều so với văn bản nguồn nên chúng tôi đi nghiên cứu mở rộng thêm văn bản mã hoá.
Trong các bài toán tìm kiếm, để tìm kiếm nhanh đáp ứng được nhu cầu và không chỉ tìm kiếm cứng nhắc trong với từ khoá đưa ra. Người dùng mong muốn có thể tìm được cả những thông tin liên quan gợi ý cho người dùng. Vậy bài toán đó thì việc tìm kiếm theo hệ mờ là rất cần thiết. Vì vậy cần phải xây dựng các thuật toán mềm dẻo cho phép phát huy được sức mạnh của tìm kiếm mờ và đặc biệt cho phép sử dụng được nguồn tri thức giàu tính chuyên gia trong những tính huống tìm kiếm phức tạp.
2. Mục đích nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu về tiếp cận otomat mờ và xây dựng
một số giải thuật tiếp cận otomat mờ để tìm kiếm mẫu của văn bản nén.
3. Đối tượng nghiên cứu
- Tìm hiểu về otomát mờ.
- Tìm hiểu về văn bản nén và mã hoá.
- Cách so mẫu theo hướng tiếp cận otomát mờ.
4. Giả thuyết khoa học
Nếu chúng ta sử dụng tiếp cận otomát mờ thì chúng ta không những tìm kiếm được những thông tin chính xác mong muốn mà còn tìm kiếm được những thông tin liên quan trong thời gian nhanh nhất, đáp ứng nhu cầu người dùng.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu về otomat mờ.
- Nghiên cứu về nén và mã hoá.
- Đưa ra các thuật toán tìm kiếm, các kết quả nghiên cứu trên.
- Luận văn cũng mong muốn nêu ra được một số hướng nghiên cứu mở rộng về tìm kiếm mẫu theo hướng tiếp cận otomat mờ.
6. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu các kiến thức có liên quan, các cơ sở lý thuyết: Hệ mờ, otomat mờ, các thuật toán tìm kiếm mẫu, các thuật toán tìm kiếm mẫu theo cách tiếp cận otomat mờ.
7. Phương pháp nghiên cứu
Otomat mờ được xem là sự tổng quát hoá của otomat hữu hạn. Trong đó tập trạng thái là các tập mờ, hàm chuyển trạng thái và trạng thái kết thúc được biểu diễn qua các quan hệ mờ. Theo đánh giá của các chuyên gia, các hệ hình thức otomat mờ là mô hình toán học thích hợp với một số hệ thống quyết định, điều khiển, nhận dạng và đặc biệt được dùng trong đoán nhận mẫu. Tận dụng những ưu điểm trên và sự kết hợp với lý thuyết mờ, sử dụng một số hệ hình thức otomat mờ để giải bài toán so xâu mẫu. Để thấy rõ được tiếp cận otomat mờ chúng tôi chọn một bài toán cụ thể là tìm kiếm mẫu trong văn bản nén và mã hoá.
Trong phạm vi luận văn, bài toán có thể làm với các tệp dữ liệu nén mà không cần giải nén toàn bộ. Ý tưởng cơ bản là đọc tuần tự trên tệp nén và mở nén một số mã nén, lưu kết quả giải nén cục bộ vào vùng đệm và áp dụng thuật toán theo tiếp cận mờ trên vùng đệm này.
Nội dung luận văn gồm có phần mở đầu, 3 chương, phần kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục.
Chương 1- Giới thiệu chung về vấn đề tìm kiếm văn bản, trọng tâm là bài toán so xâu mẫu. Hướng tiếp cận của luận văn cho bài toán so mẫu, chính xác và xấp xỉ, trên môi trường nén và mã hoá hoặc không sử dụng một số hệ hình thức otomat mờ.
Chương 2 - Đưa ra ví dụ về bài toán so mẫu xấp xỉ và chính xác....
Chương 3- Giới thiệu một số thuật toán tìm kiếm mẫu trên môi trường văn bản nén và mã hoá.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 20
👁 Lượt xem: 398
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 496
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 404
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 462
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 762
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 55
👁 Lượt xem: 680
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 574
⬇ Lượt tải: 16