Mã tài liệu: 299325
Số trang: 108
Định dạng: zip
Dung lượng file: 3,362 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
Chương 1
Tổng Quan Về Mạng Truy Nhập Băng Rộng-WiMAX
1.1 Mạng Truy Nhập băng rộng
Định nghĩa mạng truy nhập:Theo các khuyến nghị của ITU-T(Liên minh viễn thông quốc tế phát triển các tiêu chuẩn quốc tế),mạng truy nhập là một chuỗi các thực thể truyền dẫn giữa SNI (Service Node Interface– Giao diện nút dịch vụ) và UNI (User Network Interface – Giao diện người sử dụng - mạng). Mạng truy nhập chịu trách nhiệm truyền tải các dịch vụ viễn thông. Giao diện điều khiển và quản lý mạng là Q.
Hình 1 :Kết nối mạng truy nhập với các thực thể mạng khác
Thiết bị đầu cuối của khách hàng được kết nối với mạng truy nhập qua UNI, còn mạng truy nhập kết nối với nút dịch vụ (SN – Service Node) thông qua SNI. Về nguyên tắc không có giới hạn nào về loại và dung lượng của UNI hay SNI. Mạng truy nhập và nút dịch vụ đều được kết nối với hệ thống quản lý mạng TMN (telecom management network) qua giao diện Q.
Sự thay đổi của cơ cấu dịch vụ là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến sự phát triển của mạng truy nhập. Khách hàng yêu cầu không chỉ là các dịch vụ thoại/ fax truyền thống, mà cả các dịch vụ số tích hợp, truyền hình kỹ thuật số độ phân giải cao,..vv…. Mạng truy nhập truyền thống rõ ràng chưa sẵn sàng để đáp ứng các nhu cầu dịch vụ này..
Trong những năm gần đây mạng truy nhập vô tuyến băng rộng tốc độ cao không ngừng được nghiên cứu và phát triển ,cung cấp các dịch vụ Multimedia như: truy cập Internet, VoIP, điện thoại truyền hình (Video Telephony), hội nghị truyền hình (Video conferencing), truyền hình quảng bá (Broadcast TV), xem phim theo yêu cầu (Video on Demand), trò chơi trên mạng (Game online) ….vv
Có thể nói mạng băng rộng là xu hướng phát triển tất yếu.Sau đây chúng ta sẽ đề cập tới một số công nghệ truy cập băng rộng điển hình là :xDSL, Modem cáp ,iPSTAR và một số kỹ thuật truy nhập vô tuyến như WiFi và WiMAX.
1.1.1 Mạng xDSL
Truy nhập xDSL ( x Digital Subscriber Line ):đường dây thuê bao số (xDSL ) là phương thức truyền thông tin số tốc độ cao qua đường điện thoại truyền thống và sẽ là nền tảng cho việc phân bố dịch vụ băng rộng này đến các thuê bao. Sở dĩ điều này thực hiện được là nhớ ứng dụng các kỹ thuật truyền số phức tạp, đó là sự bù trừ các suy giảm truyền dẫn trên đường dây điện thoại và các bộ xử lý số có năng lực rất lớn.Công nghệ này đã tận dụng cơ sở hạ tầng đường dây thuê bao cáp đồng có sẵn
Khi năng lực xử lý của bộ xử lý tín hiệu số tăng lên, thì tốc độ của xDSL cũng tăng lên. Công nghệ DSL bắt đầu từ 144 kbit/s, phát triển tới 1,5 đến 2 Mbit/s HDSL, 7 Mbit/s với ADSL, và bây giờ với VDSL là 52 Mbit/s
Đường dây thuê bao số bất đối xứng ADSL (Asymmetric DSL)
- Sử dụng một đôi dây cáp xoắn
- Tốc độ luồng xuống lớn (1,5Mbps ở khoảng cách 6 km đến 8Mbps với khoảng cách 3 km).Tốc độ hướng lên từ 16kbps đến 640kbps
Đường dây thuê bao số tốc độ thích nghi RADSL (Rate Adaptive DSL)
- Sử dụng một đôi dây cáp xoắn
- Tốc độ luồng xuống lớn (1 Mbps đến 12 Mbps với).tốc độ hướng lên từ 128 kbps đến 1Mbps tốc độ truyền đối xứng trong khoảng từ 1 đến 2 Mbps
- Các modem RADSL có khả năng đánh giá chất lượng đường đây và tự động điều chỉnh mức điều chế hoặc sử dụng các bước sóng (tùy thuộc vào phương pháp mã hóa đường đây)
Đường dây thuê bao số tốc độ rất cao VDSL(very high bit rate DSL)
Tốc độ luồng xuống lớn (30Mbps đến 50 Mbps với cự ly ngắn thường nhỏ hơn 300m . Tốc độ truyền đối xứng trong khoảng từ 2 đến 4 Mbps và khoảng cách xa hơn.
Các công nghệ xDSL đối xứng như HDSL, SDSL, HDSL2
- High bit rate DSL (HDSL)là một trong những công nghệ đầu tiên được khai thác . Tốc độ truyền đối xứng 1.54 Mbps trên 2 đôi dây cáp xoắn hoặc 2Mbps trên 3 đôi cáp xoắn.,HDSLversion 2 giống HDSL nhưng chỉ sử dụng 1 đôi cáp xoắn.Khoảng cách truyền đẫ là 4 Km
- SDSL (Symmetric DSL) sử dụng 1 đôi cáp xoắn, với tốc độ hỗ trợ lên tới 2Mbps cho frame-relay hay truyền hình hội nghị.,khoảng cách truyền khoảng 3 Km.
Tổng Kết
Bản khóa luận này đã nêu một cách tổng quát về các công nghệ truy nhập băng rộng .Với phần tìm hiểu về cấu trúc mạng và những kỹ thuật được hỗ trợ trong hệ thống WIMAX ta thấy được cơ sở cho những những đặc tính ưu việt của hệ thống.Qua những tìm hiểu sơ lược ta thấy công nghệ WiMAX là một công nghệ có nhiều ưu điểm nhất hiện nay .
Luận văn cũng khái quát tình hình phát triển về công nghệ và thiết bị cùng với những kết quả đã đạt được trong triển khai thử nghiệm công nghệ này trên thế giới và Việt Nam.với những đặc thù riêng của Việt Nam ta thấy được những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng và triển khai rộng rãi công nghệ này.
Đây là công nghệ còn đang trong giai đoạn thử nghiệm không chỉ của Việt Nam mà trên toàn thế giới do đó các thiết bị cho công nghệ này chưa được sản xuất hàng loạt và giá thành thiết bị còn khá cao.Nhưng về mặt kỹ thuật ta thấy WiMAX đã sử dụng những công nghệ kỹ thuật tiên tiến nhất hiện nay và đang từng bước được hoàn thiện việc chuẩn hóa.Nếu phải lựa chọn một công nghệ thì WiMAX là một công nghệ tốt nhất để triển khai mạng truy nhập băng rộng tốc độ cao trên cả nước.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 11
👁 Lượt xem: 770
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 111
👁 Lượt xem: 584
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 85
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 108
👁 Lượt xem: 376
⬇ Lượt tải: 18