Mã tài liệu: 297000
Số trang: 88
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,339 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật - Công nghệ
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việc thực hành gây mê có từ thời cổ, được phát triển từ giữa thế kỷ thứ
XIX và ngày càng hoàn chỉnh trong khoảng sáu thập kỷ trở lại đây. Từ năm1896, khi Trendelenburg lần đầu tiên tiến hành gây mê nội khó quản qua một ống thông đưa vào lỗ mở khí quản, nhờ đó mà người ta có thể mở được khoang lồng ngực. Sự kiện này đã đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong phẫu thuật lồng ngực đặc biệt là đối với các phẫu thuật phổi.
Trong phẫu thuật phổi, phổi bên phẫu thuật cần được định kỳ làm xẹp để kiểm tra sự rò rỉ khí mà không làm gián đoạn thông khí đối với phổi không phẫu thuật. Bên phổi lành cần được bảo vệ khỏi nguy cơ nhiễm máu, mủ từ bên phổi phẫu thuật tràn sang. Để khắc phục vấn đề này, Carlen đã đưa ra ống nội khí quản đôi đầu tiên vào năm 1950. Lợi thế chính của ống là cho phép thông khí riêng biệt từng bên phổi và có thể chủ động làm xẹp hoàn toàn một bên phổi cần phẫu thuật mà không làm gián đoạn thông khí phổi bên kia. Hai phổi hoàn toàn độc lập tránh được máu, mủ từ bên phổi bệnh tràn sang bên phổi lành,,.
Kỹ thuật này được chỉ định cho các phẫu thuật lồng ngực như phổi có ổ mủ, chấn thương hoặc vết thương ngực phổi chảy máu nhiều, khi có dò khí phế quản-màng phổi, vết thương phế quản, các khối u phế quản, phổi, trung thất, kén hơi hoặc nang khí phổi. Hay phẫu thuật vào thực quản, mạch máu lớn, ghép phổi, và khi cần rửa đường thở ở một bên phổi. Với đặc điểm thông dụng, không quá đắt tiền, người gây mê thành thạo có thể đặt ống tương đối dễ dàng,.
Đảm bảo và duy trì tốt thông khí một phổi là yếu tố cơ bản, cần thiết, đóng vai trò rất quan trọng cho thành công và an toàn trong phẫu thuật phổi và là một thách thức đối với người gây mê hồi sức,.
Trong quá trình gây mê hồi sức với thông khí một bên phổi có nhiều nguy cơ rối loạn cơ học, mất cân bằng sinh lý hô hấp, rối loạn trao đổi khí qua màng phế nang mao mạch gây hậu quả thiếu O2, ảnh hưởng đến huyết động và rối loạn cân bằng acid-base,,,.
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu sử dụng các biện pháp thực hành trong lúc thông khí một phổi, nhằm duy trì và đảm bảo tốt trao đổi khí hoặc khắc phục tình trạng thiếu O2 xảy ra trong quá trình thông khí một phổi có dùng ống Carlen.
Ở Việt Nam từ thập niên 90, song song với sự phát triển của các kỹ thuật Y học hiện đại, một số trung tâm phẫu thuật lớn đã bước đầu triển khai áp dụng kỹ thuật thông khí một phổi với ống Carlen trong gây mê cho phẫu thuật lồng ngực và đã có những thành công đáng kể.
Tuy nhiên cần điều chỉnh thông khí như thế nào cho phù hợp để đảm bảo an toàn cho người bệnh, giữ được áp lực O2, CO2, pH máu trong giới hạn bình thường khi thông khí một phổi là vấn đề đặt ra cho công tác gây mê hồi sức. Chính vì vậy nghiên cứu điều chỉnh thông khí, xác định mức thông khí và phương thức thông khí thích hợp cho loại hình phẫu thuật này là hết sức thiết thực nhưng cho đến nay còn ít tác giả đề cập đến vấn đề này.
Xuất phát từ thực tế đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu điều chỉnh tần số và thể tích khí lưu thông trong gây mê nội khí quản có dùng ống Carlen”
Với mục tiêu:
1. Đánh giá sự thay đổi thành phần khí máu động mạch trong gây mê có dùng ống Carlen để làm xẹp một bên phổi.
2. Xác định phương thức điều chỉnh thông khí thích hợp để duy trì ổn định thành phần khí máu động mạch và đảm bảo an toàn trong gây mê có dùng ống Carlen cho phẫu thuật phổi.
KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu trên 62 bệnh nhân phẫu thuật cắt phổi có chỉ định gây mê đặt ống NKQ Carlen chia 2 nhóm bao gồm: nhóm I (giữ nguyên thể tích khí lưu thông và tăng tần số hô hấp khi thông khí một phổi) và nhóm II (giảm thể tích khí lưu thông và tăng tần số hô hấp khi thông khí một phổi) tại Bệnh viện TWQĐ 108 từ 04/2007 đến 06/2008, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Sự thay đổi thành phần khí máu động mạch trong thông khí một phổi
Trong giai đoạn thông khí một phổi có nhiều nguy cơ thiếu oxy máu, gây hậu quả rối loạn cân bằng acid - base nhưng không làm thay đổi áp lực và độ bão hoà oxy máu.
- PaCO2 ở các thời điểm 15 phút và 60 phút sau thông khí một phổi đều tăng so với trước thông khí một phổi ở cả hai nhóm (p<0,05).
- pH ở thời điểm 15 phút sau thông khí một phổi đều giảm so với trước thông khí một phổi ở cả hai nhóm (p<0,01).
- HCO3- ở thời điểm 15 phút sau thông khí một phổi đều tăng so với
trước thông khí một phổi ở cả hai nhóm (p<0,01).
- BE ở các thời điểm trong thông khí một phổi đều giảm so với trước thông khí một phổi ở cả hai nhóm (p< 0,05).
- Các chỉ số PaO2, SpO2 tại các thời điểm trong thông khí một phổi so với trước thông khí một phổi không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05).
2. Đề xuất phương thức điều chỉnh thông khí trong gây mê có dùngống Carlen cho phẫu thuật phổi
Điều chỉnh thông khí có thể khắc phục tình trạng thiếu oxy máu, duy trì tương đối ổn định thành phần khí máu động mạch và đảm bảo áp lực đường thở trong giới hạn an toàn khi thông khí một phổi.
- Duy trì thông khí phút bằng cách tăng tần số hô hấp 25 - 30% so với ban đầu và giảm Vt 25 - 30% (5,5 - 6ml/kg) để hạn chế tăng áp lực đườngthở.
- Không nên tăng tần số hô hấp đơn thuần vì gây tăng áp lực đường thở.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 95
👁 Lượt xem: 368
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 534
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 357
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 129
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 444
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 68
👁 Lượt xem: 472
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 32
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 89
👁 Lượt xem: 322
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 133
👁 Lượt xem: 595
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 507
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 367
⬇ Lượt tải: 16