Mã tài liệu: 57934
Số trang: 87
Định dạng: docx
Dung lượng file: 620 Kb
Chuyên mục: Lưu trữ học
Trong xu thế toàn cầu hoá và khu vực hoá hiện nay, hoạt động kinh tế đối ngoại, đặc biệt là xuất khẩu của mỗi quốc gia, có vị trí ngày càng quan trọng và ngày càng được mở rộng. Xu thế này ngoài những tác động tích cực cũng đặt ra nhiều thách thức cho các nước đang phát triển, đòi hỏi mỗi nước phải có những định hướng phát triển kinh tế cho phù hợp với điều kiện, lợi thế riêng của mình. Với truyền thống là một nước có thế mạnh về hàng nông sản xuất khẩu, ngay từ những ngày đầu của công cuộc đổi mới, xuất khẩu nông sản đã được quan tâm chú trọng phát triển.
Là một nhóm hàng rất quan trọng trong hàng nông sản xuất khẩu với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu hàng năm chiếm tới gần một nửa tỷ trọng xuất khẩu của hàng nông sản và khoảng 10% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước, nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày tỏ rõ ưu thế của mình trên thị trường thế giới, góp phần nâng cao vị thế của Việt Nam. Với những thành tựu đạt được trong hơn 10 năm qua, nhóm hàng này đã góp phần không nhỏ trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Phát triển cây công nghiệp dài ngày xuất khẩu đang là vấn đề bức xúc không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn là vấn đề quan tâm của toàn thế giới. Nhiều chính sách cũng như chiến lược phát triển của nhóm hàng thể hiện sự quan tâm đối với nhóm hàng của Nhà nước. Song phát triển cây công nghiệp dài ngày để chúng thực sự trở thành những mặt hàng xuất khẩu chủ lực, thể hiện thế mạnh và vị trí của Việt Nam trên trường quốc tế đòi hỏi phải có sự suy ngẫm, đánh giá của mỗi doanh nghiệp và các cơ quan quản lý. Phải biết thừa nhận những tồn tại, những điểm yếu và tìm ra những biện pháp khắc phục. Nếu chối bỏ, né tránh tức là đã thừa nhận thất bại.
Từ nghiên cứu thực tiễn hoạt động sản xuất và xuất khẩu của nhóm hàng, đặc biệt là việc đi sâu tìm hiểu về 3 mặt hàng chủ yếu của nhóm hàng trong những mặt hàng chủ lực, cho thấy một số kết quả đạt được của nhóm hàng như sau:
- Các chỉ tiêu về sản xuất và xuất khẩu đều tăng (sản lượng, diện tích, năng suất, sản lượng và giá trị xuất khẩu).
- Sản xuất đã có xu hướng đi sâu vào chuyên môn hoá, hình thành nhiều khu chuyên canh, đã có sự đầu tư thích hợp vào sản xuất.
- Cơ chế xuất khẩu đã có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tỷ trọng sản phẩm chế biến xuất khẩu ngày càng tăng.
- Thị trường xuất khẩu ngày càng đa phương hơn, giá cả ngày càng xích lại gần với giá cả thị trường thế giới.
Tuy nhiên, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại:
- Hệ thống pháp luật và chính sách quản lý của Nhà nước nhiều giai đoạn còn chậm ban hành, chiếu sự đồng bộ. Do vậy gây phiền hà cho sản xuất và xuất khẩu.
- Quan hệ giữa các doanh nghiệp với thị trường chưa chặt chẽ, các biện pháp Marketing chưa được sử dụng triệt để, hữu hiệu. Do vậy, giá cả, quy cách phẩm chất chưa phù hợp với nhu cầu thị trường thế giới.
- Công tác hoạch định và đầu tư còn cầm chừng, chưa được coi trọng. Cung cách làm ăn của nhiều nơi chưa thoát khỏi cách làm ăn của một nền sản xuất nhỏ. Do vậy, lượng hàng xuất khẩu còn nhỏ, manh mún, còn xảy ra hiện tượng tranh mua tranh bán, hiệu quả xuất khẩu chưa cao.
Để nâng cao hơn hiệu quả sản xuất và xuất khẩu, cần kết hợp thực hiện các giải pháp một cách đồng bộ, gồm:
- Nhà nước cải tiến, bổ xung kịp thời những biện pháp kích thích làm đòn bẩy đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu ở tầm vĩ mô. Đồng thời tăng cường các biện pháp quản lý như quy hoạch vùng đất trồng, gắn lưu thông nội địa và xuất khẩu với sản xuất, chính sách chuyển dịch cơ cấu thị trường, tham gia vào cộng đồng thương mại Quốc tế và đổi mới hoàn thiện chính sách và cơ chế quản lý hoạt động xuất nhập khẩu.
- Doanh nghiệp và người lao động quan tâm đến những biện pháp nâng cao sức cạnh tranh của hàng hoá như chất lượng giống, công tác thu hoạch, thu mua và bảo quản, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp, cũng như các biện pháp về thị trường như tìm kiếm thị trường mới, ổn định thị trường truyền thống, cải tiến phương thức bán hàng.
Chắc chắn rằng, nếu các biện pháp trên được thực hiện một cách đồng bộ, kịp thời sẽ góp phần không nhỏ vào việc đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày nói riêng cũng như các mặt hàng xuất khẩu nói chung của Việt Nam.
Kết cấu luận văn gồm 3 chương:
Chương I: Vai trò nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày trong xuất khẩu của Việt Nam.
Chương II: Thực trạng sản xuất và xuất khẩu của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày.
Chương III: Một số giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả xuất khẩu của nhóm hàng cây công nghiệp dài ngày.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 58
👁 Lượt xem: 473
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 456
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 419
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 37
👁 Lượt xem: 549
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 421
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 552
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 31
👁 Lượt xem: 763
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 587
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 140
👁 Lượt xem: 853
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 41
👁 Lượt xem: 503
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 573
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 97
👁 Lượt xem: 535
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 377
⬇ Lượt tải: 16