Mã tài liệu: 296639
Số trang: 83
Định dạng: zip
Dung lượng file: 1,355 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật viễn thông
LỜI NÓI ĐẦU
Trong những năm gần đây, sự xuất hiện của VoIP đã gây nên một sự chú ý đặc biệt trong lĩnh vực viễn thông thế giới, lợi ích mà nó mang lại là rất lớn. Đối với người tiêu dùng, lợi ích đầu tiên mà họ đạt được là chi phí cuộc gọi sẽ rẻ hơn đáng kể. Còn đối với các nhà sản xuất, cung cấp và khai thác mạng, truyền thoại qua mạng Internet mở ra những thách thức mới nhưng cũng hứa hẹn khả năng lợi nhuận đáng kể. Đây cũng là một bước đột phá trong việc tiến tới một xu thế mạng viễn thông mới. Công nghệ VoIp có rất nhiều ưu điểm như: giảm cước phí dịch vụ thoại đường dài; hỗ trợ nhiều cuộc gọi với băng tần thấp hơn; nhiều hơn và tốt hơn các dịch vụ nâng cao; sử dụng có hiệu quả nhất giao thức IP… Tuy nhiên vẫn tồn tại một số nhược điểm về bảo mật và kĩ thuật phức tạp.
Với tình trạng phát triển nhanhcủa các dịch vụ mạng, dải địa chỉ IPv4 đang ngày càng cạn kiệt, VoIP không thể phát huy hết sức mạnh vốn có của nó. Để tận dụng hết những ưu điểm của truyền thoại qua mạng Internet đồng thời giải quyết được nhược điểm của cả VoIP thế hệ cũ và IPv4, thì việc nghiên cứu và thử nghiệm truyền thoại qua IPv6 đã được rất nhiều công ty, tổ chức trên thé giới chú ý. Ở Việt Nam dù vẫn còn nhiều hạn chế về cơ sở hạ tầng và nguồn lực song không thể nằm ngoài xu thế phát triển chung đó của thế giới.
MỤC LỤC
Lời Nói Đầu..1
Lời Cảm Ơn..2
Mục Lục3
Danh Mục Các Từ Viết Tắt..5
Danh mục Các hình Vẽ.8
Chương 1 : Tổng quan về VoIP9
1.1 Khái niệm VoIP9
1.2 Đặc điểm của điện thoại IP và mạng VoIP..11
1.3 Các hình thức truyền thoại qua IP...16
1.4 Cơ chế làm việc của VoIP...17
1.5 Các vấn đề chất lượng của VoIP.20
Chương 2 : Kiến trúc hệ thống VoIP23
2.1 Kiến trúc và các giao diện của mạng VoIP.23
2.2 Các thành phần của mạng VoIP..24
Chương 3 : Các giao thức báo hiệu VoIP32
3.1 Giao thức báo hiệu H.323...32
3.2 Giao thức báo hiệu SIP...43
3.3 So sánh giao thức SIP và H.323.50
3.4 Giao thức SGCP.52
3.5 Giao thức MGCP52
Chương 4 : Tổng quan địa chỉ IPv654
4.1 Sự ra đời của IPv6.54
4.2 Sơ lược một số đặc điểm của IPv656
4.3 Địa chỉ IPv6...61
4.4 Hoạt động của địa chỉ IPv6...68
Chương 5 : Thiết kế hệ thống VoIPv6...76
5.1 Mô tả hệ thống..76
5.2 Thực hiện..77
5.3 Kết quả.78
Kết luận.82
Tài liệu tham khảo.83
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ VoIP
1.1 Khái niệm VoIP :
VoIP (viết tắt của Voice over Internet Protocol – nghĩa là “truyền giọng nói trên giao thức IP”) là truyền tiếng nói của con người (thoại) qua mạng thông tin sử dụng bộ giao thức TCP/IP. Nó sử dụng các gói dữ liệu trên mạng LAN, WAN, Internet với thông tin được truyền tải là mã hóa của âm thanh. VoIP là một trong những công nghệ viễn thông đang được quan tâm nhất hiện nay không chỉ đối với nhà khai thác, các nhà sản xuất mà còn cả với người sử dụng dịch vụ.
Hình 1.1: mã hóa âm thanh
VoIP là một công nghệ mà cho phép tạo cuộc gọi dùng kết nối băng thông rộng thay vì dùng đường dây điện thoại tương tự (analog). Nhiều dịch vụ dùng Voice over IP có thể chỉ cho phép bạn gọi người khác dùng cùng loại dịch vụ, tuy nhiên cũng có những dịch vụ cho phép gọi những người khác dùng số điện thoại như số nội bộ,đường dài, di động, quốc tế. Trong khi cũng có những dịch vụ chỉ làm việc qua máy tính, hay loại điên thoại qua IP(IP phone) đặc biệt. Cũng có vài dịch vụ cho phép dùng điện thoại truyền thống qua một bộ điều hợp (adaptor).
VoIP cho phép thực hiện cuộc dùng máy tính qua mạng dữ liệu như Internet. VoIP chuyển đổi tín hiệu thoại từ điện thoại tương tự analog vào tín hiệu số (digital) trước khi truyền qua Internet, sau đó chuyển đổi ngược lại ở đấu nhận. Khi tạo một cuộc gọi VoIP dùng điện thoại với một bộ điều hợp, chúng ta sẽ nghe âm mời gọi, quay số sẽ xảy ra sau tiến trình này. VoIP có thể cũng sẽ cho phép tạo một cuộc gọi trực tiếp từ máy tính dùng loại điện thoại tương ứng hay dùng microphone.
VoIP cho phép tạo cuộc gọi đường dài qua mạng dữ liệu IP có sẵn thay vì phải được truyền qua mạng PSTN. Ngày nay nhiều công ty đã thực hiện giải pháp VoIP của họ để giảm chi phí cho những cuộc gọi đường dài giữa nhiều chi nhánh xa nhau.
Hình 1.2 Mô hình truyền thoại qua IP
Nhìn chung VoIP có thể vừa thực hiện mọi cuộc gọi như trên mạng điện thoại kênh truyền thống PSTN, vừa đồng thời truyền dữ trên cơ sở mạng truyền dữ liệu. Do các ưu điểm về giá thành dịch vụ và sự tích hợp nhiều loại hình dịch vụ nên VoIP ngày nay được triển khai một cách rộng rãi.
Công nghệ này bản chất là dựa trên chuyển mạch gói, nhằm thay thế công nghệ truyền thoại cũ dùng chuyển mạch kênh. Nó ghép nhiều kênh thoại trên một đường truyền tín hiệu, và những tín hiệu này được truyền qua mạng Internet, vì thế có thể giảm giá thành. Nguyên tắc của VoIP bao gồm việc số hóa tín hiệu tiếng nói, thực hiện việc nén tín hiệu số, chia nhỏ các gói nếu cần và truyền gói tin này qua mạng, tới nơi nhận các gói tin này được ráp lại theo đúng thứ tự của bản tin, giải mã tín hiệu tương tự phục hồi lại tiếng nói ban đầu.
Để thực hiện việc này, điện thoại IP thường được tích hợp sẵn các nghi thức báo hiệu chuẩn như SIP hay H.323, kết nối tới một tổng đài IP ( IP PBX ) của doanh nghiệp hay của nhà cung cấp dịch vụ. Điện thoại IP có thể ở dạng như một điện thoại thông thường ( chỉ khác là thay vì nối với mạng điện thoại qua đường dây thì điện thoại IP nối trực tiếp vào mạng LAN qua cáp Ethernet ) hoặc phần mềm thoại (soft-phone) cài trên máy tính.
KẾT LUẬN
Trên đây là bài làm của em về đề tài “nghiên cứu và thiết kế hệ thông VoIPv6”. Bài làm tập trung nghiên cứu về giao thức truyền thoại qua mạng Internet VoIPv6, trình bày về đặc điểm của hệ thống VoIP, VoIPv6 – những ưu điểm nổi bật của IPv6 so với IPv4. Và việc ứng dụng VoIPv6 trong tương lai là một xu thế tất yếu trong vài năm tới. Vấn đề là với sự phổ biến rộng khắp của công nghệ hiện nay, IPv6 sẽ tồn tại song song với hạ tầng mạng IPv4.
Tuy nhiên do điều kiện kiến thức còn hạn hẹp và tài liệu hạn chế và thời hian nghiên cứu không được nhiều nên bài làm của em còn sơ sài và có thiếu sót. Mong cô chỉ dạy thêm để em được hiểu biết sâu hơn về hệ thống VoIP.
Hạn chế của bài làm là chưa khảo sát được hoạt động thực tế của quá trình kết nối các cuộc gọi từ IPv4 sang IPv4/Ipv6 và từ IPv6 sang mạng thoại tương tự PSTN.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 4
👁 Lượt xem: 453
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 74
👁 Lượt xem: 543
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 112
👁 Lượt xem: 978
⬇ Lượt tải: 23
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 452
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 613
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 566
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 87
👁 Lượt xem: 723
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem