Mã tài liệu: 233831
Số trang: 48
Định dạng: pdf
Dung lượng file: 1,889 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật nhiệt lạnh
Những hạt thóc chắc, hạt nhỏ có tỷ trọng lớn và tạp chất nặng như đất đá, cát
sạn thường nằm ở giữa và ở dưới, những hạt lép có hình dạng lớn hơn, tỷ trọng nhỏ
và các tạp chất giống như trấu, bổi, hạt cỏ dại thường nằm phía trên và rìa đống.
Người ta tiến hành thí nghiệm đổ một khối thóc hình chóp nón và tiến hành
phân tích ở những khu vực khác nhau thì thu được kết quả sau:
Nói chung tính tư phân loại của thóc gây mặt hại nhiều hơn mặt lợi. Cụ thể
trong quá trình bảo quản, chất lượng chất lượng thóc không đồng đều trong kho, gây
ảnh hưởng xấu khi bảo quản lâu dài. Trong quá trình sấy thóc cũng vậy, chất lượng
thóc sau khi sấy không đồng đều nguyên nhân do độ ẩm thóc khi thu hoạch không
đồng đều dẫn đến sự chênh lệch tỷ trọng thuận tiện cho việc phân loại của khối
thóc. Vì vậy trong thiết bị sấy phải có biện pháp hạn chế tối đa tính tự phân loại của
khối thóc để chất lượng thóc sau khi sấy được nâng cao.
3/ Độ hổng của khối thóc.
Trong khối thóc bao giờ cũng có khe hở giữa các hạt chứa đầy không khí đó là
độ hổng của thóc. Ngược lại nếu độ hổng là phần thể tích hạt chiếm chổ trong
không gian đó là độ chặt của khối thóc.
Độ hổng được tính bằng % thể tích khoảng không gian giữa khe hở các hạt với
thể tích toàn bộ khối hạt chiếm chỗ.
Trong quá trình bảo quản phải đảm bảo cho khối thóc có độ hổng cần thiết và
luôn luôn thông thoáng để tạo điều kiện cho khối thóc truyền và trao đổi nhiệt ẩm
với môi trường được dể dàng trong những trường hợp cần thiết
4/ Tính dẫn nhiệt và truyền nhiệt.
Quá trình dẫn nhiệt của khối thóc thực hiện theo hai phương thức chủ yếu đó là
dẫn nhiệt và đối lưu nhiệt độ, cả hai phương thức này đều tiến hành song song và có
liên quan chặt chẽ với nhau. Đại lượng đặc trưng cho khả nang dẫn nhiệt của thóc là
hệ số dẫn nhiệt, đó là lượng nhiệt truyền qua diện tích 1 m2 bề mặt khối thóc có độ
dày 1m trong vòng 1 giờ và gây ra độ chênh lệch giữa lớp bề mặt và lớp dưới 1 độ C
Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả hệ số dẫn nhiệt của thóc vào
khoảng 0,12 ÷0,2 Kcal/m giờ 0C. Như vậy thóc có độ dẫn nhiệt kém.
Do sự chênh lệch nhiệt độ giữa các vùng. Trong khối thóc tạo thành những
vùng đối lưu không khí để dẫn nhiệt, truyền nhiệt và quá trình này xảy ra không
đồng đều giữa các vùng các điểm trong khối thóc.
Đặc tính dẫn, truyền nhiệt kém và không đồng đều của khối thóc cần được
khắc phục và tận dụng tối đa trong công tác bảo quản để hạn chế hiện tượng bốc hơi
ẩm cục bô
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 35
👁 Lượt xem: 811
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 1
👁 Lượt xem: 1477
⬇ Lượt tải: 68
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 1235
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 88
👁 Lượt xem: 542
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 617
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 65
👁 Lượt xem: 650
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 5
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 19
Những tài liệu bạn đã xem