Mã tài liệu: 246353
Số trang: 14
Định dạng: rar
Dung lượng file: 152 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
CHƯƠNG I DẪN NHẬP
I. ĐẶT VẤN ĐỀ VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật đã mở ra làm cho các ngành khoa học kỹ thuật phát triển cùng với sự phát triển của xã hội, để tiếp thu những tri thức khoa học công nghệ mới phù hợp với thời đại ta cần có định hướng đào tạo và phát triển xã hội theo từng thời kì ở các cấp độ khác nhau, đi từ đơn giản đến phức tạp. Không riêng gì các nước trên thế giới mà ở ngành Giáo Dục Việt Nam cũng được xem là quốc sách hàng đầu.
“Phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đào tạo con người có kiến thức văn hóa khoa học có kỹ năng nghề nghiệp và lòng yêu nước”
(Trích văn kiện đại hội Đảng lần VIII của Đảng Cộng Sản Việt Nam )
Chủ trương của Đảng và Nhà nước về ứng dụng công nghệ thông tin trong nền Giáo Dục hiện nay là một trong những vấn đề cấp bách cần phải được quan tâm nhất và đặt lên hàng đầu để thấy được tầm quan trọng trong sự phát triển của một nước công nghiệp hóa trong một quốc gia nói riêng và thế giới nói chung.
Vào ngày 17/10/2000 Bộ chính trị đã ban hành chỉ thị số 58/TW-BCT về việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa hiện đại hóa, chỉ thị đã nêu rõ.
“ Công nghệ thông tin là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển cùng với một số ngành công nghệ khác, đã và đang làm biến đổi sâu sắc đời sống văn hóa xã hội của thế giới hiện đại nói chung và của Việt Nam nói riêng. Mục tiêu của công nghệ thông tin tính đến năm 2010 là đạt đến trình độ tiên tiến của khu vực. Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi phải có sự ứng dụng phát triển công nghệ thông tin, chiến lược phát triển kinh tế xã hội. Đây cũng là công việc chủ lực để đi tắt đón đầu rút ngắn khoảng cách so với các nước trên thế giới”
Chiến lược phát triển giáo dục đưa công nghệ thông tin và công nghệ đa phương tiện sẽ tạo ra những thay đổi lớn trong quá trình quản lý hệ thống giáo dục. Chuyển tải nội dung chương trình đến người học, thúc đẩy phương pháp dạy và học thêm phần phong phú hơn.
Ngày nay cơ hội đổi mới kiến thức, trao đổi kỹ năng đã được mở rộng vì ngay cả với những phương pháp tốt nhất người họccũng gặp khó khăn trước sự lỗi thời của tri thức. Tăng cường sử dụng máy tính trong dạy học ở những nơi có điều kiện, tiến tới sử dụng tin học hóa cho những môn học có thể tin học hóa cho những môn học có thể tin học hóa được.
Sự phát triển của công nghệ thông tin và máy tính điện tử đã thật sự khởi sắc trong những năm gần đây, trong hoàn cảnh đó đã xuất hiện một ngôn ngữ mới đó là CAD (Computer Aided Designed) thiết kế với sự hỗ trợ của máy tính được đưa vào sử dụng đầu tiên tại một số viện nghiên cứu và các công ty thiết kế hàng đầu trên thế giới. Từ đó CAD nhanh chóng trở thành cánh tay đắc lực hỗ trợ con người trong vấn đề tự động hóa tác thiết kế.
Cho đến nay CAD đã được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, tại nhiều quốc gia điển hình như CANADA, ANH, PHÁP, MỸ, THÁI LAN, CAD đã được đưa vào giảng dạy trong chương trình đại học.
Trong những năm gần đây ở các viện nghiên cứu thiết kế , và viện nghiên cứu khoa học kỹ thuật đã ứng dụng một số chương trình đó. Hãng Autodesk đã đưa ra bao gồm AutoCad, AutoLISP, AutoCad Mechanical trong đó AutoCad 2008 là phần mềm mới nhất thông dụng và phổ biến nhất, phát triển hoàn thiện tới mức hoàn hảo.
Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ Công nghiệp hóa hiện đại hóa, do đó nền kinh tế phát triển mạnh mẽ đời sống nhân dân ngày càng nâng cao. Do đó nhu cầu về điện năng trong các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ và sinh hoạt tăng trưởng không ngừng.
Ngành điện chịu trách nhiệm cung cấp điên năng phục vụ cho các yêu cầu đó, và để làm được điều đó ngành phải tính toán, thiết kế các công trình cung cấp điện năng sao cho kinh tế, chính xác và đảm bảo yêu cầu kỹ thuật. Trong đó có công tác lập ra “ Hồ sơ thiết kế các công trình điện”.
Trong “ Hồ sơ thiết kế các công trình điện” thì phần bản vẽ thi công chiếm một vị trí quan trọng, nó bao gồm:
- Sơ đồ vị trí
- Sơ đồ nguyên lý
- Bản vẽ mặt bằng
- Bản vẽ kết cấu (bản vẽ kết cấu đầu trụ, bản vẽ chi tiết )
Trong đó bản vẽ mặt bằng và bản vẽ kết cấu có liên hệ mật thiết với nhau. Một phần không thể thiếu trong các dự án thiết kế là bản vẽ kỹ thuật, ở đây người thực hiện ngoài việc bổ sung thêm cho công tác thiết kế cung cấp điện là việc thể hiện các kết quả đã tính toán từ các phần mềm như Ecodial, Visual, chống sét nối đất thành một bản vẽ kỹ thuật theo tiêu chuẩn
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 38
👁 Lượt xem: 229
⬇ Lượt tải: 13
📎 Số trang: 139
👁 Lượt xem: 1838
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 104
👁 Lượt xem: 423
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 519
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 14
👁 Lượt xem: 778
⬇ Lượt tải: 17