Mã tài liệu: 241318
Số trang: 85
Định dạng: doc
Dung lượng file: 4,116 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
Chương I: tổng quan về trạm trộn bê tông thương phẩm.
I.1. Khái niệm và phân loại bê tông.
I.1.1. Khái niệm.
Bê tông là một hỗn hợp được tạo thành từ cát, đá, xi măng, nước. Trong đó cát, đá chiếm 80%ữ85%, xi măng chiếm 8%ữ15%, còn lại là khối lượng nước. Ngoài ra còn có thêm phụ gia vào để thoả mãn yêu cầu đặt ra.
Hỗn hợp vật liệu mới nhào trộn xong gọi là hỗn hợp bê tông, hỗn hợp bê tông phải có độ dẻo nhất định, tạo hình và dầm chặt được dễ dàng.
Cốt liệu có vai trò là bộ khung chịu lực, vữa xi măng và nước bao bọc xung quanh đóng vai trò là chất kết dính, đồng thời lấp đầy khoảng trống của cốt liệu. Khi rắn chắc, hồ xi măng kết dính các cốt liệu thành một khối đá và được gọi là bê tông. Bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép.
I.1.2. Phân loại.
Bê tông có nhiều loại, có thể phân loại như sau:
*Theo cường độ ta có:
Bê tông thường có cường độ từ 150 ữ 400 daN/cm2
Bê tông chất lượng cao có cường độ từ 500 ữ 1400 daN/ cm2
*Theo loại kết dính:
Bê tông xi măng, bê tông silicát, bê tông thạch cao, bê tông polime, bê tông đặc biệt .
*Theo loại cốt liệu:
Bê tông cốt liệu đặc, bê tông cốt liệu rỗng, bê tông cốt liệu đặc biệt, bê tông cốt kim loại.
*Theo phạm vi sử dụng:
Bê tông thường được dùng trong kết cấu bê tông cốt thép (móng, cột, dầm, sàn). Bê tông thuỷ công dùng để xây đập. Bê tông đặc biệt, bê tông chịu nhiệt, bê tông chống phóng xạ.
I.1.3. Vật liệu làm bê tông.
Để kết cấu được bê tông nhất thiết cần có các nguyên liệu sau:
I.1.3.1.Xi măng.
Xi măng kết hợp với nước tạo thành hồ xi măng xen giữa các hạt cốt liệu, đồng thời tạo ra tính linh động của bê tông (được đo bằng độ sụt nón) Mác của xi măng được chọn phải lớn hơn mác của bê tông cần sản xuất, sự phân bố giữa các hạt cốt liệu và tính chất của nó ảnh hưởng lớn đến cường độ của bêtông. Bình thường hồ xi măng lấp đầy phần rỗng giữa các hạt cốt liệu và đẩy chúng ra xa nhau một chút (với cự li bằng 243 lần đường kính hạt xi măng).
Trong trường hợp này phát huy được vai trò của cốt liệu nên cường độ của bê tông khá cao và yêu cầu cốt liệu cao hơn cường độ bê tông khoảng 1,5 lần. Khi bê tông chưá lượng hồ xi măng lớn, các hạt cốt liệu bị đẩy ra xa nhau hơn đến mức chúng hầu như không có tác dụng tương hỗ nhau. Khi đó cường độ của đá, xi măng và cường độ của vùng tiếp xúc đóng vai trò quyết định đến cường độ bê tông nên yêu cầu cốt liệu thấp hơn .
Tuỳ yêu cầu của loại bê tông có thể dùng các loại xi măng khác nhau, có thể dùng xi măng pô lăng, xi măng pô lăng bền sunfat, xi măng pôlăng xủ, xi măng puzolan và các chất kết dính khác để thoả mn yêu cầu của chương trình.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 607
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 2146
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 92
👁 Lượt xem: 841
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 748
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 73
👁 Lượt xem: 1075
⬇ Lượt tải: 21
📎 Số trang: 84
👁 Lượt xem: 616
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 46
👁 Lượt xem: 583
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 52
👁 Lượt xem: 744
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 113
👁 Lượt xem: 1361
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem