Mã tài liệu: 230344
Số trang: 117
Định dạng: doc
Dung lượng file: 5,341 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU
I.1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong những năm vừa qua, cùng với tốc độ tăng trưởng GDP trung bình hàng năm đạt khoảng 7,5%, nhu cầu năng lượng và điện năng tiếp tục tăng với tốc độ tương ứng là 10,5% và 15%. Theo dự báo của các chuyên gia kinh tế và năng lượng, tốc độ tăng GDP, nhu cầu năng lượng và điện năng sẽ tiếp tục duy trì ở mức độ cao, do đó trong những năm tới nhu cầu thiếu điện để phát triển kinh tế - xã hội là điều không tránh khỏi.
Cũng theo dự báo, nhu cầu điện sản xuất theo phương án cơ sở, trong giai đoạn
2001 – 2020 tăng trưởng trung bình GDP 7,1 – 7,2%, thì chúng ta cần tới 201 tỷ kWh và 327 tỷ kWh vào năm 2030. Trong khi đó, khả năng huy động tối đa các các nguồn năng lượng nội địa của nước ta tương ứng 165 tỷ kWh vào năm 2020 và 208 tỷ kWh vào năm 2030, thiếu gần 119 tỷ kWh. Xu hướng gia tăng sự thiếu hụt nguồn điện trong nước sẽ càng gay gắt và sẽ tiếp tục kéo dài trong những năm tới.
Với nhu cầu điện trong tương lai, để đáp ứng được nhu cầu phụ tải hàng năm tăng như trên, đòi hỏi ngành điện phải có sự đầu tư thỏa đáng. EVN phải đề nghị chính phủ ưu tiên bố trí vốn ưu đãi từ các quỹ hỗ trợ phát triển, vốn ODA và các nguồn vay song phương của nước ngoài để đầu tư các công trình trọng điểm của quốc gia, kết hợp chặt chẽ với các địa phương trong việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách cho các dự án điện khí hóa nông thôn, miền núi, hải đảo Để giảm sức ép tài chính và đápứng nhu cầu sử dụng điện để phát triển kinh tế xã hội, ngành điện đang tập trung nghiên cứu tìm giải pháp hữu hiệu. Một trong những giải pháp đó là sử dụng hợp lý và tiết kiệm điện năng.
Cùng với mức tăng trưởng cao của nền kinh tế, nhu cầu sử dụng điện cho các ngành đã gia tăng nhanh chóng. Từ kết quả nghiên cứu về tiềm năng và khả năng khai thác của các nguồn năng lượng sơ cấp, trong tương lai nguồn năng lượng sơ cấp không đủ cung cấp cho nhu cầu năng lượng, nên trong định hướng chiến lược về đầu tư phát triển phải tính đến phương án nhập khẩu điện của Trung Quốc (hiện nay đã sử dụng điện nhập khẩu của Trung Quốc), đồng thời thực hiện việc liên kết mạng lưới điện và trao đổi điện năng với các nước ASEAN , nghiên cứu triển khai dự án nhà máy đi nguyên tử, khai thác và vận hành tối ưu hệ thống điện để có thêm nguồn điện phục vụ cho nhu cầu phát triển đất nước .
Qua tài liệu tham khảo “ Quản lý nhu cầu của các Công ty điện lực ở Hoa Kỳ”, chúng ta có thể áp dụng về Quản lý nhu cầu (DSM: Demand Side Management) là một hệ phương pháp công nghệ về hệ thống năng lượng. DSM nhằm đạt được tối đa từ các nguồn năng lượng hiện có. DSM liên quan đến việc thay đổi thói quen sử dụng năng lượng của khách hàng, giúp ngành điện giảm chi phí đầu tư mà vẫn đảm bảo cung ứng điện trước nhu cầu sử dụng ngày càng tăng của khách hàng.
I.2. Mục đích của đề tài:
Lựa chọn được các giải pháp hợp lý nhằm san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống cung cấp điện cho Thành phố Thái Nguyên. Muốn thực hiện được việc này đòi hỏi phải phân tích được cơ cấu thành phần phụ tải đặc biệt là phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải. Ở đây sẽ trình bày phương pháp phân tích cơ cấu phụ tải dựa trên cơ sở những đặc trưng của các đồ thị phụ tải thành phần. Phân tích được cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải của hệ thống từ đó đánh giá ảnh hưởng của các chương trình quản lý nhu cầu điện trong quy hoạch phát triển điện lực.
Trong điều kiện thiếu thông tin về phụ tải điện (PTĐ), để phân tích cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong ĐTPT, người ta thường sử dụng các phương pháp: “So sánh đối chiếu” hoặc “ Thống kê, điều tra, đo đạc trực tiếp” tại các nút phụ tả i của HTĐ. Tuy nhiên, độ tin cậy của những kết quả nhận được cũng rất hạn chế. Ở đây sẽ trình bày phương pháp phân tích cơ ấcu phụ tải dựa trên cơ sở những đặc trưng của PTĐ. Phân tích được cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong đồ thị phụ tải của hệ thống từ đó đánh giá ảnh hưởng của các chương trình quản lý nhu cầu điện trong quy hoạch phát triển điện lực.
I.3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu:
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các khách hàng sử dụng điện của thành phố Thái Nguyên được chia theo 5 thành phần theo quy định của Tổng công ty Điện lực Việt Nam (các khách hàng này đã được lắp đặt công tơ nhiều giá).
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu:
Dựa trên cơ sở những đặc trưng của các ĐTPT thành phần để tiếp cận và giải
quyết mục tiêu nghiên cứu đặt ra.
I.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài:
Nghiên cứu biểu đồ của các thành phần phụ tải tham gia vào phụ tải đỉnh để phục vụ công tác quy hoạch phát triển trong tương lai. Đồng thời đánh giá được tỷ trọng tham gia của các thành phần phụ tải qua đó đánh giá hiệu quả của các chương trình DSM có tác động đến biểu đồ phụ tải đỉnh như thế nào và ảnh hưởng của chúng tới biểu đồ phụ tải của HTĐ tương lai. Từ đó đưa ra các đề xuất giảm phụ tải đỉnh nhằm giảm chi phí đầu tư nguồn và lưới điện mà vẫn đảm bảo độ tin cậy cung cấp điện.
I.5. Các nội dung nghiên cứu:
Chương I. Mở đầu.
Chương II. Hiện trạng hệ thống cung cấp điện cho Thành phố Thái Nguyên.
Chương III. Khái niệm chung về DSM.
Chương IV. Phương pháp phân tích đồ thị phụ tải, áp dụng để phân tích đồ thị
phụ tải của hệ thống cung cấp điện cho Thành phố Thái Nguyên.
Chương V. Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp ứng dụng DSM vào san bằng đồ thị phụ tải của hệ thống cung cấp điện cho Thành phố Thái Nguyên.
Chương VI. Kết luận và kiến nghị.
MỤC LỤC
MỤC LỤC . 1
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . 3
CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU 4
I.2. Mục đích của đề tài: . 5
I.3. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu: 5
I.3.1. Đối tượng nghiên cứu: 5
I.3.2. Phương pháp nghiên cứu: . 6
I.4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài: 6
I.5. Các nội dung nghiên cứu: . 6
CHƯƠNG II: HIỆN TRẠNG HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO THÀNH PHỐ
THÁI NGUYÊN 7
II.1. Sơ đồ nguồn, phụ tải của hệ thống cung cấp điện cho Thành phố Thái Nguyên: 7
II.2. Tình hình tổn thất điện năng của hệ thống cung cấp điện cho Thành phố Thái Nguyên.
19
II.3. Các giải pháp giảm tổn thất điện năng ở Điện lực Thái Nguyên: . 20
CHƯƠNG III: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ DSM 24
III.1. Khái niệm: . 24
III.2. DSM và các Công ty Điện lực: . 25
III.3. Các mục tiêu của một hệ thống điện khi áp dụng DSM: . 26
III.3.1. Điều khiển nhu cầu điện năng phù hợp với khả năng cung cấp điện . 27
III.3.2. Nâng cao hiệu suất sử dụng năng lượng của hộ tiêu thụ: 29
III.4. Các bước triển khai chương trình DSM: . 33
III.5. Các chương trình DSM ở Việt Nam: . 35
III.5.1. Dự án quản lý nhu cầu (DSM/EE) giai đoạn I: 35
III.5.2. Dự án quản lý nhu cầu (DSM/EE) giai đoạn II: 36
III.5.2.1. Chương trình DSM giai đoạn II do EVN thực hiện: . 36
III.5.2.2. Chương trình tiết kiệm năng lượng thương mại thí điểm: . 37
III.6. Kinh nghiệm áp dụng DSM từ các nước: 38
III.6.1. Các tác động về giá do triển khai DSM: 43
III.6.2. Quy hoạch nguồn: 44
III.6.3. Vai trò của các Công ty dịch vụ năng lượng (ESCO) 47
CHƯƠNG IV: PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ PHỤ TẢI, ÁP DỤNG ĐỂ PHÂN TÍCH ĐỒ THỊ PHỤ TẢI CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 48
IV.1. Phương pháp phân tích cơ cấu thành phần phụ tải đỉnh trong ĐTPT của HTĐ dựa trên cơ sở những đặc trưng cơ bản của các ĐTPT thành phần: . 48
IV.2. Nội dung phương pháp: . 49
IV.2.1. Phương pháp luận . 49
IV.2.2. Cách lấy số liệu phụ tải 50
IV.2.3. Thông tin đặc trưng của đồ thị phụ tải . 51
IV.2.4. Các giả thiết 51
IV.2.5. Xác định các khoảng thời gian công suất cực đại, trung bình và cực tiểu . 52
IV.2.5.1. Xác định các thời đoạn Tmax, Tmin và Ttb của đồ thị phụ tải các ngành nhỏ 52
IV.2.5.2. Tính toán Tmax, Ttb , Tmin của đồ thị phụ tải các khu vực . 53
IV.2.5.3. Tỷ số Pmin/Pmax, Ptb/Pmax của từng khu vực kinh tế 54
IV.2.5.4. Tính công suất cực đại, trung bình và cực tiểu cho các khu vực kinh tế 54
IV.2.5.5. Tính toán thành phần công suất phụ tải của các khu vực tham gia vào biểu đồ
phụ tải tổng . 55
IV.3. Phân tích cơ cấu thành phần phụ tải của biểu đồ phụ tải hệ thống điện thành phố Thái
Nguyên: 55
IV.3.1. Số liệu thu thập và biểu đồ phụ tải ngày của các khu vực 55
IV.3.1.1. Khu vực công nghiệp 55
IV.3.1.2. Khu vực thương mại 64
IV.3.1.3. Khu vực công cộng . 67
IV.3.1.4. Khu vực nông nghiệp . 73
IV.3.1.5. Khu vực ánh sáng sinh hoạt . 75
IV.3.2. Tính Tmax, Ttb, Tmin, Kmin của từng phụ tải khu vực . 77
IV.3.2.1. Khu vực công nghiệp . 77
IV.3.2.2. Khu vực thương mại . 81
IV.3.2.3. Khu vực công cộng . 86
IV.3.2.4. Khu vực nông nghiệp . 90
IV.3.2.5. Khu vực ánh sáng sinh hoạt . 92
IV.4.3. Phân tích tỷ lệ thành phần tham gia vào đồ thị phụ tải của thành phố Thái
Nguyên 96
IV.3.1. Tỷ lệ công suất của các thành phần kinh tế trong đồ thị phụ tải tổng 96
IV.3.2. Tỷ lệ điện năng của các khu vực kinh tế trong các thời gian cao điểm, bình thường và thấp điểm. 99
CHƯƠNG V: NGHIÊN CỨU, LỰA CHỌN CÁC GIẢI PHÁP ỨNG DỤNG DSM VÀO SAN BẰNG ĐỒ THỊ PHỤ TẢI CỦA HỆ THỐNG CUNG CẤP ĐIỆN CHO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN. . 101
V.1. Các giải pháp chung: 101
V.1.1. Giảm điện tiêu thụ vào giờ cao điểm . 101
V.1.2. Tăng tiêu thụ điện vào giờ thấp điểm và giờ bình thường . 101
V.1.3. Chuyển tiêu thụ điện ở các giờ cao điểm . 101
V.2. Nghiên cứu, lựa chọn giải pháp san bằng đồ thị phụ tải thành phần: . 102
V.2.1. Khu vực ánh sáng sinh hoạt: 102
V.2.2. Khu vực công nghiệp 104
V.2.2.1. Chuyển dịch phụ tải 106
V.2.2.2. Thay thế các động cơ, thiết bị lạc hậu hiệu suất thấp bằng các động cơ thế hệ
mới 107
V.2.2.3. Tiết kiệm điện năng trong chiếu sáng công nghiệp 108
V.2.3. Khu vực thương mại . 109
CHƯƠNG VI: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 110
TÀI LIỆU THAM KHẢO 112
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 1849
⬇ Lượt tải: 25
📎 Số trang: 137
👁 Lượt xem: 536
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 42
👁 Lượt xem: 1290
⬇ Lượt tải: 22
📎 Số trang: 94
👁 Lượt xem: 395
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 77
👁 Lượt xem: 1687
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 594
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 341
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 622
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 107
👁 Lượt xem: 374
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 486
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 375
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 117
👁 Lượt xem: 380
⬇ Lượt tải: 18