Đồ án tốt nghiệp MÁY PHÁT HÌNH ĐIỀU CHẾ TRUNG TẦN
Lời Mở Đầu
Vô tuyến truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng đang thịnh hành và ngày càng phát triển do sù tiến bộ vượt bậc của kĩ thuật, công nghệ mới của điện tử và tin học.
Kỹ thuật truyền hình phát triển không ngõng. Tõ những phát minh đầu tiên của Becquerel (1839 - hiệu ứng quang điện), thời kỳ thí nghiệm truyền hình đen trắng của những năm 20 - 30 thế kỷ 20 với độ phân giải thấp (năm 1930 - hãng BBC phát 30 dòng, 12, 5 ảnh/giây), năm 1937 hệ thống Beird 25 ảnh / giây, 240 dòng). Từ nghiên cứu, thí nghiệm truyền hình màu hệ NTSC sau chiến tranh thế giới thứ II ở Mỹ đã phát màu đầu tiên năm 1954. Với tiến bộ không ngừng của kỹ thuật điện tử, ngành truyền hình ngày nay đã phát triển rất nhanh với chất lượng ngày càng cao.
Ở nước ta, truyền hình đen trắng đã được phát thí nghiệm năm 1970, truyền hình màu hệ SECAM năm 1978 và từ tháng 1 năm 1991 phát theo hệ PALD/ K, tức là phát màu hệ PAL kết hợp với hệ đen trắng OIRT. từ khi có truyền hình qua vệ tinhhầu hết các tỉnh thành phố đều có máy phát hình công suất lớn, các huyện miền núi và hải đảo xa xôi có trạm pháttruyền hình loại công suất nhá.
Sù mong muốn hiểu biết, vận hành các thiết bị phát thanh truyền hình là một yêu cầu bức thiết của sinh viên khoa điện tử viễn thông và là sù ham thích của rất nhiều người. Việc nghiên cứu, khảo sát, thiết kế các mạch điện tử cơ bản ứng dụng trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là rất thiết thực và có ý nghĩa khoa học.
Đồ án này nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc truyền tín hiệu mang thông tin về hình ảnh và tín hiệu mang thông tin về âm thanh bằng sóng cao tần và được chia làm hai phần.
· Phần1: Lý thuyết gồmhaichương.
+ Chương 1Mét sè khái niệm về vô tuyến truyền hình.
+ Chương 2Máy phát hình và phương pháp điều chế.
· Phần 2 : Thực tế gồm hai chương .
+ Chương 3: Sơ đồ khối nguyên lýmáy phát hình NTV-20.
+ Chương 4: Sơ đồ khối, nguyên lý máy phát hình màu LINEAR.
Do thời gian không nhiều và kiến thức còn nhiều hạn chế nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, rất mong đượcsù đóng góp chỉ bảo của các thầy cô trong khoa Điện tử –Viễn thông trường Đại Học Bách Khoa Hà Nội và các bạn để đề tài này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn thầy giáo Đinh Hữu Thanh (Khoa Điện tử –Viễn thông- Đại học BK Hà Nội) người đã trực tiếp giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.
Hà Nội, tháng 5 năm 2005
80