Mã tài liệu: 280894
Số trang: 119
Định dạng: zip
Dung lượng file: 3,147 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật điện - điện tử
Đầu tư cho Giáo dục chính là đầu tư lớn nhất, vững chắc nhất cho tiền đề phát triển Kinh tế_Xã hội trong tương lai gần của một quốc gia với vốn đầu tư thấp nhất. Thực tế nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản,… đã chứng minh được điều ấy.
Ở nước ta, tỉnh An Giang với sự đầu tư cho Giáo dục trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách đầu tư cho Giáo dục chiếm từ 20 đến 30% tổng thu nhập hàng năm. An Giang đã và đang có một một nguồn nhân lực dồi dào, với tầm kiến thức khá rộng và gần như bao gồm tất cả mọi lĩnh vực khoa học, tạo nền móng cơ bản cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, và từ đó phát triển hơn nữa nguồn nhân lực trí thức này để tiến hành xây dựng từng bước cơ sở cao tầng về sau (Số liệu lấy từ nguồn Sở Giáo Dục Tỉnh An Giang năm 1998). Qua 10 năm đầu tư cho Giáo dục, trước hết, An Giang đã có một thành phố, thành phố Long Xuyên, thành lập vào tháng tư năm 1999. Tiếp theo là sự phát triển ồ ạt của thị xã Châu Đốc cùng với hàng loạt các trường lớp, các trường Đại Học dần ra đời. Được biết, đầu năm 2000, An Giang sẽ khánh thành trường Đại học Tỉnh An Giang (cuối tháng 12 năm 1999, trường đã đi vào hoạt động chính thức), với quy mô không thua trường Đại học Tỉnh Cần Thơ. Việc xây dựng Trường Đại học này nhằm xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ cho Tỉnh An Giang, là chiến lược Giáo dục và cũng là chiến lược kinh tế của Tỉnh.
Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thường bắt nguồn từ một nước nào đó, như cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á vào tháng 07 năm 1997 bắt nguồn từ sự mất cân bằng nghiêm trọng cán cân xuất nhập khẩu Thái Lan, sau đó ảnh hưởng nhanh sang các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philipin, …; Nền khoa học_kỹ thuật_công nghệ, với sự phát triển vượt bậc của mình, các nước Mỹ, Nhật dẫn đến một Hồng Kông với mong muốn xây dựng một cảng Silicon giống thung lũng Silicon công nghệ cao của Mỹ, và điều này đang được thực hiện (Thông tin Thời sự, mục Khoa học Kỹ thuật Đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh, kênh HTV7, phát lúc 19 giờ ngày 06 tháng 07 năm 1999).
Trong cùng một xã hội thì sự biến đổi, phát triển của một nước sẽ làm cho các nước cạnh bên run mình chuyển động theo.
Cùng nằm trong chu trình ấy, Việt Nam trước thềm thế kỉ XXI, trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, muốn chuyển mình để trở thành con Rồng Châu Á, cần phải có một sự đầu tư đúng đắn hơn, nhắm vào mục tiêu lâu dài của Đất nước. Để đáp ứng nhu cầu Xã hội, ngành Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra một thế hệ công dân mới, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ công dân đang tham gia sản xuất một kiến thức sâu, rộng.
Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những tiến bộ không ngừng trong công tác và nhiệm vụ của ngành, nhưng quá trình đào tạo nào cũng vậy, nếu không có sự kiểm tra đầu ra thì tồn bộ quá trình đào tạo ấy xem như không hồn thiện. Nguồn kiến thức sâu rộng đưa đến đầu tư cho thế hệ trẻ, những công dân mới, đã khó nhưng vấn đề kiểm tra ở đầu ra lại càng khó hơn. Nhiều hình thức kiểm tra đầu ra được áp dụng, từ kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, bài tập lớn, làm tiểu luận, làm luận văn,… Trong những hình thức kiểm tra nói trên, kiểm tra trắc nghiệm, tuy chỉ mới xuất hiện, còn mới ở nước ta và đang còn trong giai đoạn nghiên cứu nhưng đã và đang được chú ý đến.
Do tính chất phức tạp của việc vận dụng một hệ thống kiểm tra trắc nghiệm cũng như đây là một hệ thống còn quá mới ở Việt Nam, các công cụ thực thi chưa có nên người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và thiết kế một công cụ kiểm tra trắc nghiệm. Đây là một công cụ lao động, vấn đề được đặt ra là công cụ này phải có tính khả thi, dễ sử dụng, có tính cơ động, có tính kết hợp, có tính tự động và có tính thích nghi (khả năng sửa đổi, nâng cấp).
Sau một thời gian tìm hiểu, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH”.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Xã hội cần một nguồn nhân lực mới với sự bổ sung đầy đủ các kiến thức khoa học kỹ thuật đã tạo tiền đề cho ngành Giáo dục và Đào tạo xây dựng hệ thống giáo dục tiên tiến, đào tạo ra thế hệ trẻ với tầm kiến thức sâu rộng. Chính sự kiểm tra đầu ra của quá trình đào tạo này đã khiến cho hình thức kiểm tra trắc nghiệm ngày càng phổ biến rộng rãi và hiện nay được áp dụng cho hầu hết các môn học. Qua hình thức kiểm tra trắc nghiệm lượng kiến thức kiểm tra được trải rộng, không co cụm, không trọng tâm. Người làm bài phải đảm bảo được tính chính xác, không lầm lẫn; tính chất mồi nhử của mỗi lựa chọn của câu trắc nghiệm chính là thử thách cho người làm bài. Trắc nghiệm là hình thức được sử dụng rộng rãi trong các kỳ thi, đặc biệt là môn Ngoại văn.
Với số lượng bài thi lớn, dụng cụ thô sơ (giấy đục lỗ hoặc phải quan sát) người chấm không tránh khỏi những nhầm lẫn xảy ra. Thời gian chấm bài cũng là một vấn đề đối với người chấm và là yếu tố khách quan ảnh hưởng đến kết quả bài thi.
Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn, tạo một công cụ giúp giải phóng sức lao động cho người chấm, những người đã vất vả trong lĩnh vực lao động trí óc, chính là mong muốn và là nhân tố giúp người nghiên cứu mạnh dạn tiến hành tìm hiểu và thực hiện đề tài.
II. TẦM QUAN TRỌNG CỦA VẤN ĐỀ:
Trắc nghiệm đã xuất hiện từ rất lâu trên thế giới, đến giữa thế kỷ XIX trắc nghiệm được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực tâm lý học để chỉ một bằng chứng, một chứng tích. Đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, trắc nghiệm được nhiều nước trên thế giới chính thức đặt nền móng để nghiên cứu. Cho tới nay, đã có nhiều thành tựu trong việc nghiên cứu các hình thức trắc nghiệm, như tại Mỹ, Nhật, Anh đã có các bộ trắc nghiệm hồn chỉnh, có tính khoa học cao.
Tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng tại Việt Nam, kiểm tra trắc nghiệm, chỉ mới được định hình. Do còn quá mới nên công cụ phục vụ còn nhiều thiếu thốn.
Một công cụ đáp ứng cho nhu cầu hiện tại của ngành, phục vụ cho công tác chấm bài chính là tính cấp thiết của vấn đề. Máy có độ tin cậy cao, có thể áp dụng vào các kỳ thi quan trọng.
III. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI:
Chấm điểm bằng công cụ máy móc, thiết bị tự động nên vấn đề về tính sử dụng được đặt ra là: với tính tự động cao, đảm bảo chính xác, không có yếu tố chủ quan tác động lúc chấm, chấm bài với số lượng lớn, thời gian chấm bài ngắn. Ngành Giáo dục với nguồn kinh phí còn nhiều hạn chế nên vấn đề về tính kinh tế cũng được đặt ra: chi phí sản xuất thấp, sử dụng tối đa khả năng cung cấp nguyên vật liệu trong nước, có khả năng sản xuất đồng loạt, được thị trường chấp nhận.
Là một sản phẩm mang tính khoa học nên vấn đề về tính kỹ thuật phải được đặt lên hàng đầu, máy phải đảm bảo: làm việc ổn định, chính xác, tuổi thọ sử dụng cao, dễ lắp ráp sửa chữavà bảo trì. Thị hiếu của người tiêu dùng cũng là vấn đề không nhỏ nên tính mỹ thuật của sản phẩm cần phải đảm bảo: gọn nhẹ, logic cấu hình.
Ngồi ra, do không thể ngừng lại ở chỗ là một sản phẩm, máy còn là một công trình nghiên cứu nên khả năng kế thừa vẫn phải có, máy phải có tính dễ tìm hiểu. Ngồi tính thỏa mãn nhu cầu tức thời, máy cần phải có tính tương thích và dễ dàng nâng cấp để có thể đáp ứng cho nhu cầu mới trong tương lai.
IV. GIỚI HẠN ĐỀ TÀI:
Do sự hạn hẹp về kiến thức, kinh nghiệm, thời gian và kinh phí nghiên cứu, cũng như phương tiện nghiên cứu, đo lường nên đề tài dừng lại ở mức độ sơ khởi. Tính chính xác và tính cơ động chưa cao, máy chỉ thực hiện được các chức năng: nhận đáp án mẫu, chấm bài, xem điểm, truy xuất, lưu trữ, xóa, chèn, phúc khảo, xem lại bài chấm, kết hợp dữ liệu, mã truy xuất, đặc biệt không cho khả năng sửa bài hay sửa mã bài chấm.
V. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:
Đề tài không ngừng lại ở mức độ nghiên cứu khoa học mà phải tìm hiểu sâu hơn để biến kiến thức được học trong nhà trường thành công trình khoa học khả thi. Giúp người người nghiên cứu năng động trong khoa học, sáng tạo trong tình huống khoa học, vận dụng kiến thức và khả năng sáng tạo thành một thể thống nhất để giải quyết vấn đề trong thực tế. Đó là mục đích chính của đề tài.
Trước mắt, tìm hiểu nhu cầu xã hội, đặt vấn đề, tìm hướng giải quyết, chọn phương pháp thực hiện, học hỏi kinh nghiệm, thực hiện giải quyết vấn đề. Trong tương lai, thực hiện chuyên đề với kinh nghiệm đã có, đặt ra nhu cầu mới và giải quyết.
VI. KHẢO SÁT TÀI LIỆU LIÊN HỆ:
1. Châu Kim Lang- Phương Pháp Nghiên Cứu Khoa Học- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh- 1984: Tham khảo tài liệu này giúp cho người nghiên cứu xác định được hướng đi của đề tài, tránh hiện tượng đi lòng vòng, tập trung vào những điểm chính từ đó phát triển và hồn chỉnh dần đề tài. Ngồi ra, cách trình bày và thực hiện một đề tài cũng được trình bày trong cuốn sách này.
2. Hồng Minh Nhật- Thiết Kế Và Lắp Ráp Máy Tính CPU Z80- Nhà Xuất Bản Giáo Dục-1994: tham khảo cách hoạt động của một hệ thống hồn chỉnh, nắm bắt cách vận hành một hệ vi xử lý để từ đó liên hệ tìm hiểu qua các vận hành của hệ vi xử lý từ 80286 đến 80486.
3. Trần Văn Trọng- Kỹ Thuật Vi Xử Lý- Trường Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh- 1995: sự phát triển và nguyên lý vận hành của các hệ thống vi xử lý.
4. Trần Ngọc Sơn (biên soạn)-Tra cứu TRANSISTOR NHẬT BẢN- Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật-Hà Nội 1991: tra cứu thông số kỹ thuật và sơ đồ chân của BJT.
5. Tra cứu VI Mạch Số CMOS- Nhà xuất bản Khoa Học và Kỹ Thuật-Hà Nội 1993: tra cứu thông số kỹ thuật và sơ đồ chân của vi mạch số CMOS.
6. Data book Digital IC (Tra cứu IC số)- 1992: tra cứu thông số kỹ thuật và sơ đồ chân của vi mạch số TTL.
VII. XÁC ĐỊNH THUẬT NGỮ:
CPU : Central Processing Unit, đơn vị xử lý trung tâm. Mạch lưu giữ,ø xử lý và điều khiển bên trong máy tính, bao gồm đơn vị số học–logic (ALU), đơn vị điều khiển và bộ nhớ sơ cấp trong dạng ROM hoặc RAM. Chỉ có đơn vị ALU và đơn vị điều khiển được chứa trọn vẹn trong chíp gọi là chíp xử lý.
ROM : Read Only Memory, bộ nhớ chỉ đọc. Một phần của bộ nhớ sơ cấp của máy tính, thường được dùng để lưu trữ các địa chỉ lệnh hệ thống. Không bị mất nội dung khi bị mất điện.
RAM : Random Access Memory, bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên. Bộ nhớ sơ cấp của máy tính. Trong đó, byte lệnh và byte dữ liệu được lưu trữ sau cho đơn vị xử lý trung tâm có thể truy cập trực tiếp vào chúng thông qua bus cao tốc. Thông tin trong RAM bị mất đi khi bị mất điện.
BOARD : Circuit board, bảng mạch. Tấm Plastic phẳng, trên đó có gắn sẵn linh kiện điện tử.
CARD : Card, bìa, bảng. Một board mạch điện tử được thiết kế nhằm thực hiện một chức năng nào đó và có thể cắm vào một khe slot của bus mở rộng trong máy vi tính.
BUS : Bus, đường truyền. Là tập hợp các đường dẫn có cùng chức năng và nhiệm vụ.
SLOT : Expansion Slot, khe cắm mở rộng. Là đường dữ liệu mở rộng của máy tính, được thiết kế để cắm vừa các card giao tiếp.
PORT : Port, cảng, cổng. Là cổng giao tiếp, là mối nối giữa các đường truyền với nhau.
ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU
PHẦN A: GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
MỤC LỤC
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG DẪN NHẬP
CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT CỔNG GIAO TIẾP
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN CẢM BIẾN
CHƯƠNG III : CÁC MẠCH HỖ TRỢ
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHẦN CỨNG
CHƯƠNG V : XÂY DỰNG PHẦN MỀM
CHƯƠNG KẾT LUẬN
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ PHỤ ĐÍNH
Việc thiết kế lại được thực hiện dựa trên cấu hình của đề cương chi tiết:
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT
PHẦN A: GIỚI THIỆU
LỜI NÓI ĐẦU
Sơ lược nội dung nghiên cứu, tóm tắt thành quả đạt được.
MỤC LỤC
Cấu trúc tồn bộ đề tài.
PHẦN B: NỘI DUNG
CHƯƠNG DẪN NHẬP
Giới thiệu sơ lược hồn cảnh lịch sử và hồn cảnh ra đời của ý tưởng thiết kế.
CHƯƠNG CƠ SỞ LÝ LUẬN
Những cơ sở làm nền tảng cho công việc nghiên cứu và thiết kế.
CHƯƠNG I : KHẢO SÁT CỔNG GIAO TIẾP
Giới thiệu chung về cổng giao tiếp, giao tiếp ngoại vi của máy vi tính, cổng máy in. Khảo sát vi mạch PPI 8255A.
CHƯƠNG II : GIỚI THIỆU CÁC BỘ PHẬN CẢM BIẾN
Giới thiệu chung Cảm biến quang: Khái niệm, linh kiện quang điện tử, linh kiện cảm biến quang điện, linh kiện cảm biến quang công nghiệp.
CHƯƠNG III : CÁC MẠCH HỖ TRỢ
Các mạch bảo vệ, mạch khuếch đại sử dụng trong đề tài.
CHƯƠNG IV : THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG PHẦN CỨNG
Thiết kế và thi công: mạch giao tiếp đa năng, mạch quét và mạch đệm, mạch công suất phần cơ, mạch trung tâm.
CHƯƠNG V : XÂY DỰNG PHẦN MỀM
Giới thiệu tổng quát về lập trình, phần mềm lập trình PASCAL. Xây dựng sơ đồ khối của các thủ tục chính, viết hồn chỉnh thủ tục đọc và viết (nhận và truyền dữ liệu). Giới thiệu cách sử mềm điều khiển.
CHƯƠNG KẾT LUẬN
Tổng kết lại vấn đề và hướng phát triển trong tương lai.
PHẦN C: PHỤ LỤC VÀ PHỤ ĐÍNH
Tài liệu liên hệ, các bảng-biểu thu hoạch trong quá trình nghiên cứu.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 144
👁 Lượt xem: 498
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 3
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 114
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 101
👁 Lượt xem: 429
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 126
👁 Lượt xem: 3274
⬇ Lượt tải: 18
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 119
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 17