Mã tài liệu: 259083
Số trang: 79
Định dạng: doc
Dung lượng file: 14,239 Kb
Chuyên mục: Kỹ thuật cầu đường
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đô thị hoá là một xu hướng tất yếu của quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước. Đối với các nước đang phát triển quá trình đô thị hoá diễn ra hết sức mạnh mẽ trong đó có Việt Nam.
Xu hướng đô thị hoá ngày càng gia tăng sẽ dẫn đến những sức ép lớn về nhiều mặt trong đó có giao thông vận tải ở đô thị. Hiện tại ở Việt Nam, giao thông vận tải đã đang là một yêu cầu bức bách, một thách thức lớn đối với các đô thị.
Để giải quyết những khó khăn trên vấn đề cần đặt ra là: Phải nhanh chóng phát triển hệ thống giao thông vận tải đô thị, nếu không các thành phố sẽ dẫn đến tình trạng rối loạn và tắc nghẽn giao thông. Một trong những giải pháp hết sức quan trọng phát triển hệ thống giao thông vận tải ở thành phố là: Phải phát triển nhanh chóng lực lượng VTHKCC đáp ứng kịp thời và có chất lượng cao nhu cầu đi lại ngày càng tăng của người dân đô thị.
Tuy nhiên, việc phát triển VTHKCC trong những năm qua rất khó khăn và chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tại Hà Nội, lực lượng VTHKCC bằng xe buýt mới chỉ đáp ứng được 3 ¸ 4 % nhu cầu đi lại, còn ở Thành phố Hồ Chí Minh mới gần 2,1% , trong khi đó ở các thành phố tương tự trên thế giới tỷ lệ đáp ứng là 50 ¸ 70 %. Có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan khác nhau dẫn đến tình trạng này, trong đó phải kể đến nguyên nhân cơ bản là: Mạng lưới tuyến xe buýt còn quá thiếu, chưa được xây dựng và phát triển một cách đồng bộ, chưa tương xứng với nhu cầu đi lại ngày một gia tăng trong thành phố.
Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Thiết kế tuyến buýt mới số 65: Long Biên – Mê Linh” có ý nghĩa quan trọng và cấp bách về cả lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích chính của đề tài là thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt cho thành phố Hà Nội để phục vụ Hà Nội mở rộng. Trên cơ sở mục tiêu, định hướng phát triển VTHKCC nói chung và VTHKCC bằng xe buýt nói riêng, cùng với việc phân tích hiện trạng mạng lưới tuyến xe buýt và đặc tính nhu cầu đi lại của nhân dân Thành phố Hà Nội, tiến hành xây dựng hệ thống tiêu chuẩn phát triển mạng lưới tuyến xe buýt cho Thành phố Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020.
3. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong Thành phố. Nghiên cứu và hệ thống hoá các phương pháp xây dựng mạng lưới tuyến đã có, phân tích đánh giá, đề xuất và hoàn thiện phương pháp xây dựng mạng lưới tuyến buýt mới phù hợp với Thành phố Hà Nội.
Để thực hiện đề tài, trong đồ án sử dụng các phương pháp nghiên cứu của khoa học kinh tế, đặc biệt chú trọng đến các phương pháp phân tích, đánh giá kinh tế để có thể rút ra những kết luận mạng tính lý luận và thực tiễn phù hợp với điều kiện thực tế của Hà Nội.
4. Đề tài đã góp phần vào việc giải quyết những vấn đề chủ yếu sau:
- Hệ thống hoá các khái niệm có liên quan đến Vận tải hành khách trong thành phố.
- Đưa ra các bước xây dựng mạng lưới tuyến VTHKCC bằng xe buýt.
- Quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển VTHKCC bằng xe buýt ở Hà Nội giai đoạn 2010 – 2020.
5. Kết cấu của đề tài
Đề tài được trình bày trong 85 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục đề tài gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về xây dựng tuyến xe buýt mới.
Chương 2: Hiện trạng VTHKCC bằng xe buýt Hà Nội.
Chương 3: Thiết kế tuyến VTHKCC bằng xe buýt trong thành phố.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 707
⬇ Lượt tải: 20
📎 Số trang: 43
👁 Lượt xem: 632
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 45
👁 Lượt xem: 533
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 26
👁 Lượt xem: 412
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 135
👁 Lượt xem: 995
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 21
👁 Lượt xem: 639
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 17
👁 Lượt xem: 657
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 187
👁 Lượt xem: 769
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 103
👁 Lượt xem: 1699
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 100
👁 Lượt xem: 474
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 79
👁 Lượt xem: 500
⬇ Lượt tải: 16