Mã tài liệu: 260101
Số trang: 30
Định dạng: doc
Dung lượng file: 733 Kb
Chuyên mục: Công nghệ thực phẩm
[*]Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt công suất 150m3/ngày.đêm
[*]PHẦN 1: SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ, MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
1.1 SỰ CẦN THIẾT ĐẦU TƯ
1.1.1 Hiện trạng môi trường nước thải
Tính chất của nước thải sinh hoạt:
Nước thải sinh hoạt là nước thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt của các cộng đồng dân cư như: khu vực đô thị, trung tâm thương mại, khu vực vui chơi giải trí, cơ quan công sở, Thông thường, nước thải sinh hoạt của hộ gia đình được chia làm hai loại chính: nước đen và nước xám. Nước đen là nước thải từ nhà vệ sinh, chứa phần lớn các chất ô nhiễm, chủ yếu là: chất hữu cơ, các vi sinh vật gây bệnh và cặn lơ lửng. Nước xám là nước phát sinh từ quá trình rửa, tắm, giặt, với thành phần các chất ô nhiễm không đáng kể. Các thành phần ô nhiễm chính đặc trưng thường thấy ở nước thải sinh hoạt là BOD5, COD, Nitơ và Phốt pho. Trong nước thải sinh hoạt, hàm lượng N và P rất lớn, nếu không được loại bỏ thì sẽ làm cho nguồn tiếp nhận nước thải bị phú dưỡng – một hiện tượng thường xảy ra ở nguồn nước có hàm lượng N và P cao, trong đó các loài thực vật thủy sinh phát triển mạnh rồi chết đi, thối rữa, làm cho nguồn nước trở nên ô nhiễm.
Một yếu tố gây ô nhiễm quan trọng trong nước thải sinh hoạt, đặc biệt là trong phân, đó là các loại mầm bệnh được lây truyền bởi các vi sinh vật có trong phân. Vi sinh vật gây bệnh từ nước thải có khả năng lây lan qua nhiều nguồn khác nhau, qua tiếp xúc trực tiếp, qua môi trường (đất, nước, không khí, cây trồng, vật nuôi, côn trùng ), thâm nhập vào cơ thể người qua đường thức ăn, nước uống, hô hấp, ,và sau đó có thể gây bệnh. Vi sinh vật gây bệnh cho người bao gồm các nhóm chính là virus, vi khuẩn, nguyên sinh bào và giun sán.
1.1.2 Kết luận về sự cần thiết phải đầu tư:
Qua các phân tích ở trên có một số kết luận như sau:
- Nước thải sinh hoạt có nguy cơ làm biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. Xử lý nước thải là một nhiệm vụ cơ bản để bảo vệ môi trường, nhất là môi trường nước của các nguồn tiếp nhận
- Mức sống của người dân trong xã hội ngày càng cao đòi hỏi các tiêu chuẩn về xử lý môi trường cần phải đáp ứng kịp thời. Việc đầu tư hệ thống xử lý góp phần nâng cao môi trường sống, an toàn và vệ sinh
1.2 MỤC TIÊU ĐẦU TƯ
- Đảm bảo vệ sinh môi trường theo quy định của nhà nước, hạn chế đến mức tối thiểu ảnh hưởng ô nhiễm môi trường đến khu vực xung quanh.
- Giải quyết kịp thời tình trạng ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt gây ra và cải thiện môi trường sống dân cư khu vực lân cận.
- Xây dựng, lắp đặt một hệ thống xử lý nước thải với công suất 150m3/ngày đêm, nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn thải QCVN14:2008/BTNMT cột B.
- Tiến hành chuyển giao công nghệ và hoàn thiện qui trình vận hành để công trình đạt hiệu quả xử lý cao trong suốt quá trình phục vụ.
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 24
👁 Lượt xem: 1275
⬇ Lượt tải: 19
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 295
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 28
👁 Lượt xem: 393
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 91
👁 Lượt xem: 470
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 527
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 528
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 580
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 12
👁 Lượt xem: 266
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 7
👁 Lượt xem: 365
⬇ Lượt tải: 21
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 30
👁 Lượt xem: 392
⬇ Lượt tải: 20