Mã tài liệu: 138691
Số trang: 40
Định dạng: docx
Dung lượng file:
Chuyên mục: Công nghệ sinh học
Chè (Camellia sinensis Lindh O. Kuntze) là cây công nghiệp lâu năm, có hiệu quả kinh tế cao và có giá trị dinh dưỡng. Trong lá chè chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, PP, C và hỗn hợp tanin, chè có khả năng giải khát, chữa một số bệnh đường ruột như tả, lỵ, thương hàn. Nhiều thầy thuốc còn dùng nước sắc lá chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang và chảy máu dạ dày. Theo xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được chất nào có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Theo kết quả nghiên cứu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị bệnh cao huyết áp và bệnh neprit mạch, người bệnh dùng 150mg catechin chè một ngày thì kết quả thu được có triển vọng rất tốt. Nước sắc chè xanh có tác dụng ức chế sự tụ tập của tiểu cầu, chống sự hình thành huyết khối gây tắc nghẽn mạch máu, phòng chống ung thư, hưng phấn thần kinh, lợi tiểu mạnh, chống oxi hoá, ức chế và tiêu diệt vi khuẩn, chống viêm, chống dị ứng. Đặc biệt, có những nghiên cứu gần đây cho thấy uống chè thường xuyên mang lại hiệu quả gần 90% trong việc ngăn ngừa chứng sạm da và có tác dụng diệt một số vi khuẩn đường miệng có hại cho răng và lợi.
Cây chè có vai trò quan trọng trong cơ cấu cây trồng vùng trung du và miền núi của Việt Nam [12, 3, 4]. Phát triển chè ở những vùng này có ý nghĩa cao về mặt kinh tế, x• hội và môi trường [11]. Cây chè có khả năng sinh trưởng, phát triển tốt trong điều kiện các vùng đất dốc, đem lại nguồn thu nhập quan trọng, tạo việc làm cho hàng triệu lao động, góp phần điều hoà sự phân bố dân cư miền núi, ổn định việc định canh, định cư đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng thời, cây chè còn có vai trò quan trọng trong việc che phủ đất trồng đồi núi trọc và bảo vệ môi trường sinh thái, một trong những vấn đề đang rất được quan tâm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay. Cả nước có 35 tỉnh trồng chè, sản lượng và giá trị cây chè ở nước ta không ngừng tăng lên [4]. Năm 2005, diện tích trồng chè cả nước đạt 125.000 ha, sản xuất khoảng 140.000 tấn chè khô, xuất khẩu thu 1.002 triệu USD. Tiêu dùng trong cả nước trên 30.000 tấn, trị giá trên 650 tỷ đồng. Mục tiêu tới năm 2010 diện tích trồng chè cả nước sẽ đạt 150.000 ha, đồng thời dần dần thay thế các diện tích trồng chè giống cũ bằng các giống chè giống mới có năng suất và chất lượng cao hơn [8]. Tuy nhiên năng suất và giá trị chè của nước ta rất thấp so với thế giới. Trên thế giới hiện nay có khoảng 40 nước trồng chè, tập trung nhiều nhất ở Châu á (Trung Quốc, Nhật Bản…), sau đó đến Châu Phi và có năng suất chè bình quân 1,228 tấn/ha, giá từ 1,0-1,2 USD/kg. Nguyên nhân quan trọng của hạn chế về năng suất và chất lượng ở Việt Nam đó là chúng ta chưa có nhiều giống chè năng suất cao, chất lượng tốt, đáp ứng yêu cầu các vùng sản xuất [13].
Để góp phần vào chọn tạo giống chè của ngành chè ở Việt Nam, chúng tôi tiến hành đề tài “ Nghiên cứu đa dạng di truyền các giống/ dòng chè thu thập ở Việt Nam”
Kết cấu đề tài:
Chương 1: tổng quan tài liệu
Chương 2. Vật liệu và phương pháp
Chương 3: Kết quả và thảo luận
Chương 4. Kết luận
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 60
👁 Lượt xem: 691
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 652
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 63
👁 Lượt xem: 620
⬇ Lượt tải: 18
📎 Số trang: 78
👁 Lượt xem: 257
⬇ Lượt tải: 1
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 44
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 64
👁 Lượt xem: 599
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 36
👁 Lượt xem: 593
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 764
⬇ Lượt tải: 17
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 133
⬇ Lượt tải: 10
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 144
⬇ Lượt tải: 8
📎 Số trang: 51
👁 Lượt xem: 132
⬇ Lượt tải: 12
📎 Số trang: 47
👁 Lượt xem: 641
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 40
👁 Lượt xem: 525
⬇ Lượt tải: 16