Mã tài liệu: 42701
Số trang: 56
Định dạng: docx
Dung lượng file: 489 Kb
Chuyên mục: Công nghệ phần mềm
Tháng 11/2006, Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO đã tạo cho doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội để xuất khẩu hàng hóa sang thị trường các nước dễ dàng hơn. Một trong những yêu cầu gắt gao của thị trường tiêu dùng các nước này đối với hàng hóa chính là các tổ chức sản xuất phải đáp ứng các yêu cầu theo tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng sản phẩm, dịch vụ. Chất lượng sản phẩm là một trong những yếu tố cạnh tranh của doanh nghiệp. Vì vậy, muốn đứng vững trên thị trường buộc các doanh nghiệp phải quan tâm đến vẫn đề chất lượng, cải tiến chất lượng toàn diện, ứng dụng công nghệ tiên tiến vào sản xuất, giảm thiểu đáng kể mức tồn kho bởi trong kinh doanh, không có gì đảm bảo chắc chắn rằng một sản phẩm đã được giới thiệu với thị trường và được tiếp nhận là sản phẩm đó sẽ tiếp tục thành công trừ khi chất lượng của nó luôn được cải tiến và nâng cao.
Thông thường người ta hay phạm sai lầm là cho rằng chất lượng không thể đo được, không thể nắm bắt được một cách rõ ràng. Trong thực tế, chất lượng có thể đo, lượng hóa bằng tiền: đó là toàn bộ các chi phí nảy sinh do sử dụng không hợp lý các nguồn lực của daonh nghiệp cũng như những thiệt hại nảy sinh khi chất lượng không thỏa mãn. Chất lượng còn tính đến cả các chi phí đầu tư để đạt được mục tiêu chất lượng của doanh nghiệp nữa. Vì vậy, đòi hỏi doanh nghiệp phải kiểm tra được vấn đề chất lượng tại doanh nghiệp mình.
“Kiểm soát chất lượng toàn diện là một hệ thống có hiệu quả để nhất thể hóa các nỗ lực phát triển, duy trì và cải tiến chất lượng của các nhóm khác nhau vào trong một tổ chức sao cho các hoạt động Marketing, kỹ thuật, sản xuất và dịch vụ có thể tiến hành một cách kinh tế nhất, cho phép thỏa mãn khách hàng”
Kiểm soát chất lượng toàn diện huy động nỗ lực của mọi đơn vị trong doanh nghiệp vào các quá trình có liên quan đến duy trì và cải tiến chất lượng. Điều này sẽ giúp tiết kiệm tối đa trong sản xuất, dịch vụ đồng thời thỏa mãn nhu cầu khách hàng. Mục tiêu của kiểm soát chất lượng là giảm thiểu tối đa sản phẩm không đạt chất lượng ở đầu ra. Và đó cũng chính là mục tiêu mà mọi doanh nghiệp đều hướng tới.
Công ty cổ phần giày Hải Dương là một doanh nghiệp gia công giày thể thao xuất khẩu với sản lượng 1,5 triệu đôi / năm. Với đặc thù của ngành gia công thì phần giá trị đóng góp vào trong sản phẩm không nhiều hơn nữa quy trình gia công giày thể thao là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự kết hợp của nhiều khâu, nhiều giai đoạn. Ví dụ như chặt, may, gò- ráp … Vì thế, Công ty cũng không thể tránh khỏi những sai sót trong quá trình sản xuất điều đó thể hiện qua một số việc như:
Những điều trên có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty, chúng ta có thể thấy như:
Thứ nhất là ảnh hưởng trực tiếp: vì có sản phẩm lỗi nên tiền hàng xuất đi đã bị khấu trừ do đó ảnh hưởng đến daonh số bán hàng. Nếu điều này xảy ra thường xuyên nó sẽ làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp trên thương trường.
Thứ hai: những sản phẩm lỗi này chiếm một phần không nhỏ trong chi phí điều đó làm ảnh hưởng đến nguồn tài chính của doanh nghiệp giành cho các hoạt động khác
Thứ ba: Một điều tất yếu, điều này sẽ khiến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không được hiệu quả do đó lợi nhuận thu về sẽ rất ít điều đó ảnh hưởng đến đời sống của cán bộ, công nhân viên trong công ty..
Những tài liệu gần giống với tài liệu bạn đang xem
📎 Số trang: 81
👁 Lượt xem: 505
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 71
👁 Lượt xem: 578
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 59
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 69
👁 Lượt xem: 432
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 54
👁 Lượt xem: 397
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 75
👁 Lượt xem: 442
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 116
👁 Lượt xem: 647
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 106
👁 Lượt xem: 602
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 90
👁 Lượt xem: 729
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 53
👁 Lượt xem: 621
⬇ Lượt tải: 16
📎 Số trang: 76
👁 Lượt xem: 959
⬇ Lượt tải: 16
Những tài liệu bạn đã xem
📎 Số trang: 56
👁 Lượt xem: 1630
⬇ Lượt tải: 18